Bị mất giấy đăng ký kết hôn thì xin cấp lại ở đâu? Việc cấp lại giấy đăng ký kết hôn có ảnh hưởng gì đến quan hệ vợ chồng hay các quyền tài sản đã tạo lập trước đó không?
Điều kiện cấp lại giấy đăng kết hôn là gì?
Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký lại kết hôn như sau:
“1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.”
Như vậy, muốn cấp lại giấy đăng ký kết hôn phải thỏa mãn hai điều kiện về việc cấp lại giấy đăng ký kết hôn sau:
Thứ nhất, đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016.
Thứ hai, Sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn của người yêu cầu cấp lại giấy đăng ký kết hôn đều bị mất.
Trường hợp của anh/chị thỏa mãn về điều kiện thời gian đăng ký kết hôn trước năm 2016. Còn điều kiện thứ hai thì anh/chị đến UBND xã để được biết là sổ đăng ký kết hôn còn giữ thông tin về việc kết hôn của mình hay không. Nếu không còn thì mới xin cấp lại giấy đăng ký kết hôn được.
Thẩm quyền cấp lại giấy đăng ký kết hôn
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
”1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.”
Vì vậy, UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi thường trú sẽ cấp lại giấy đăng ký kết hôn.
Mất giấy đăng ký kết hôn, có xin cấp lại được không?
Trình tự, thủ tục cấp lại giấy đăng ký kết hôn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về:
1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
2. Giấy tờ cần xuất trình
- Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân;
- Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
Lưu ý: Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
(Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật Hộ tịch 2014; khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
3. Trình tự, thủ tục giải quyết
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tới UBND xã nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc UBND xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại kết hôn.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ cấp lại giấy đăng ký kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện cấp lại giấy đăng ký kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014.
Nếu việc cấp lại giấy đăng ký kết hôn thực hiện tại UBND xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây: Công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn.
Lệ phí:
“Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (cấp lại giấy đăng ký kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác.
…
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.”
(Điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC)
Việc cấp lại có ảnh hưởng gì đến quan hệ vợ chồng hay các quyền lợi tài sản mà cả hai đã tạo lập trước đó không?
Khoản 4 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.”
Từ các quy định trên cho thấy, nếu anh/chị thỏa mãn được cả hai điều kiện để cấp lại giấy đăng ký kết hôn thì UBND xã sẽ tiến hành cấp lại giấy đăng ký kết hôn theo quy định. Và quan hệ hôn nhân sẽ tính từ ngày đăng ký kết hôn trước đây. Điều đó có nghĩa là quan hệ vợ chồng của anh chị về mặt pháp lý giấy tờ không bị ảnh hưởng, đồng thời các quyền về tài sản cả hai đã tạo lập cũng không có gì thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
- Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Có được thực hiện thông qua hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc?