Bị hại là người dưới 18 tuổi thì chỉ được lấy lời khai tối đa bao lâu? Giấy triệu tập bị hại phải ghi rõ những thông tin gì?
Bị hại là người dưới 18 tuổi thì chỉ được lấy lời khai tối đa bao lâu?
Căn cứ theo Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất đối với người dưới 18 tuổi cụ thể như sau:
Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
c) Ngăn chặn người khác phạm tội;
d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án
Theo đó, nếu bị hại là người dưới 18 tuổi thì chỉ được lấy lời khai không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì thời gian lấy lời khai có thể thay đổi.
Triệu tập và lấy lời khai bị hại (Hình từ Internet)
Giấy triệu tập bị hại phải ghi rõ những thông tin gì?
Theo Điều 188 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự như sau:
Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự
Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.
Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc triệu tập bị hại cũng sẽ được thực hiện tương tự như đối với người làm chứng.
Do đó, dẫn chiếu đến Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì giấy triệu tập bị hại phải ghi rõ những thông tin sau đây:
- Họ tên bị hại;
- Chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của bị hại;
- Giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt;
- Mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc;
- Gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Bị hại trong vụ án hình sự sẽ có những quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị hại trong vụ án hình sự sẽ có những quyền như sau:
Bị hại
...
2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Động vật nghiệp vụ là gì? Đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Hướng dẫn lập chứng từ thu, chi tiền mặt dưới dạng dữ liệu điện tử và thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử theo Công văn 2974/CTĐLA-TTHT?
- Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại? Chi phí đầu tư vào đất còn lại là một phần hay toàn bộ khoản chi phí được bồi thường?
- Được thẩm định nhanh đối với thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho chống dịch bệnh theo quy định hiện nay không?
- Quán nét để người dùng Internet tải phim 18+, hình ảnh 18+ có nội dung đồi trụy có vi phạm pháp luật không?