Bị can được đặt tiền để bảo đảm nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam đoan thì bị xử lý như thế nào?
- Bị can cần cam đoan thực hiện nghĩa vụ gì khi đề nghị áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm?
- Bị can không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam đoan khi đặt tiền để bảo đảm thì bị xử lý như thế nào?
- Quá trình hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm khi bị can không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam đoan được quy định thế nào?
Bị can cần cam đoan thực hiện nghĩa vụ gì khi đề nghị áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm?
Tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định các nghĩa vụ phải cam đoan thực hiện đối với bị can, bị cáo khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:
Đặt tiền để bảo đảm
...
2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
Theo đó, bị can được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ cụ thể như trên.
Bị can được đặt tiền để bảo đảm nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam đoan thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Bị can không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam đoan khi đặt tiền để bảo đảm thì bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về các trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm như sau:
Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
b) Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Bị can, bị cáo chết;
d) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;
đ) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;
e) Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.
Có thể thấy, trường hợp bị can sau khi làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ luật định để có thể được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, nhưng sau đó lại không thực hiện đúng các nghĩa vụ này thì sẽ dẫn đến hệ quả hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nói trên.
Quá trình hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm khi bị can không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam đoan được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm được thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, thì cùng với việc ra bản án, Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh bắt bị can để tạm giam;
- Đối với trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ, đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ, đồng thời Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can.
Vậy trường hợp bị can không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh bắt bị can để tạm giam;
Trường hợp bị can bỏ trốn: nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ, đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ, đồng thời Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?