Bị bắt tài liệu khi thi sẽ bị gì? Học sinh mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2024 bị xử lý như thế nào?
Bị bắt tài liệu khi thi sẽ bị gì? Học sinh mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2024 bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 14 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về các tài liệu, vật dụng không được phép mang và được phép mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia như sau:
Trách nhiệm của thí sinh
...
4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
...
b) Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác);
Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;
Như vậy, thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi để nhằm mục đích gian lận trong quá trình làm bài thi.
Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 54 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi như sau:
Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi
...
3. Đình chỉ thi:
a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa nhũng người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác; không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ;
b) CBCT lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi;
c) Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.
Như vậy, hành vi thí sinh mang tài liệu vào phòng thi và sử dụng tài liệu, khi bị cán bộ coi thi phát hiện, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi và hủy toàn bộ kết quả các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi;
Cán bộ coi thi sẽ lập biên bản và tich thu tài liệu, báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi.
Bị bắt tài liệu khi thi sẽ bị gì? Học sinh mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2024 bị xử lý như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Các tài liệu, vật dụng nào được phép và không được phép mang và được mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 14 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về các tài liệu, vật dụng được phép và không được phép mang và được phép mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia như sau:
(1) Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm:
- Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì;
- Êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình;
- Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ;
- Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác);
(2) Cấm mang vào phòng thi:
- Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn;
- Vũ khí và chất gây nổ, gây cháy;
- Tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;
Ngoài ra, thí sinh cần phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
- Trình Thẻ dự thi cho CBCT; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
- Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;
- Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự;
+ Báo cáo ngay cho CBCT khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình;
+ Không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận;
+ Nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình.
Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);
- Không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi.
Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát.
Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng cán bộ giám sát cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;
- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản nguyên vẹn bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).
Thi tốt nghiệp xong có cần phải thi đại học không?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích: Đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT); lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là kỳ thi) phải bảo đảm yêu cầu nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.
Như vậy, theo quy định nêu trên các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp được dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT để thực hiện việc tuyển sinh. Đồng nghĩa với việc thi tốt nghiệp xong thí sinh không cần phải thi đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?