Bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Về vấn đề của chị, quy định mới nhất đang áp dụng là Luật An toàn thực phẩm 2010, có sửa đổi một lần bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018:
Liên quan đến việc Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nêu:
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Theo đó, nếu bếp ăn nội bộ của đơn vị, không đăng ký kinh doanh thì không cần phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Còn nếu đơn vị kinh doanh thực phẩm hình thức bếp ăn tập thể thì phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo hướng dẫn tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 đến Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? (Hình từ Internet)
Người chế biến thức ăn của bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh có cần phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Theo đó, đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp chế biến thức ăn và được chủ cơ sở xác nhận.
Nội dung đào tạo thì chị liên hệ trực tiếp cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương để nắm thông tin, thông thường sẽ được đăng tải trên website của cơ quan đó thưa chị.
Vận chuyển thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện gì?
Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu vận chuyển thì chị có thể tham khảo tại Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
b) Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
c) Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tại các đô thị.
Như vậy, trong khâu vận chuyển thực phẩm đến bếp ăn thì đơn vị vận chuyển phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm như sau:
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?