Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà thường xuất hiện ở gà từ bao nhiêu tuần tuổi? Bệnh do tác nhân nào gây nên?
Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà do tác nhân nào gây nên?
Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà (Hình từ Internet)
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens thì bênh viêm ruột hoại tử ở gà là bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn Clostridium perfringens typ A và/hoặc typ C. Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà ít ngày tuổi, ở lợn con theo mẹ.
Clostridium perfringens (C. perfringens) là vi khuẩn Gram dương, yếm khí có khả năng gây bệnh ở vật nuôi, động vật hoang dã và ở người. Vi khuẩn C. perfringens có khả năng sản sinh 16 loại độc tố. Dựa vào khả năng sản sinh 4 loại độc tố chính là độc tố alpha (a), beta (β), epsilon (ε), lota (ι), vi khuẩn được chia thành 5 typ A, B, C, D, E (typ độc tố).
C. perfringens typ A thường có ở trong đường ruột của gà, lợn khoẻ với số lượng nhỏ, khi gặp những điều kiện bất lợi như thay đổi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, mật độ chăn nuôi cao hoặc nhiễm cầu trùng, vi khuẩn nhân lên nhanh chóng và sản sinh độc tố (chủ yếu là độc tố α) gây viêm ruột hoại tử.
C. perfringens typ C hiếm khi phân lập được từ gà khỏe, lợn khỏe và độc tố α và β được xác định là yếu tố độc lực chủ yếu trong quá trình sinh bệnh của C. perfringens typ C.
Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà thường xuất hiện ở gà từ bao nhiêu tuần tuổi?
Theo tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens quy định về đặc điểm dịch tể của bệnh viêm ruột hoại tử ở gà như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
5.1.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh viêm ruột hoại tử thường xảy ra ở gà ít ngày tuổi từ 2 tuần đến 5 tuần tuổi, gà tây từ 7 tuần đến 12 tuần tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở gà hậu bị và gà đẻ.
- Bệnh lây lan qua đường thức ăn, nước uống do vi khuẩn C. perfringens có nhiều trong môi trường đất, thức ăn, phân, chất độn chuồng, rác, chất chứa đường ruột,...
- Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử ở gà con có thể lên tới 50 %, ở gà thịt khoảng từ 13 % đến 37,3 %.
5.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Trong trường hợp cấp tính gà chết nhanh (từ 1 h đến 2 h) khi chưa biểu hiện triệu chứng của bệnh. Tỷ lệ chết cao, có thể lên tới 50 %.
- Gà thường chết đột ngột, các triệu chứng lâm sàng thấy được trong thời gian ngắn.
- Triệu chứng thường thấy của bệnh là gà bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có màu đỏ, nâu đỏ, màu vàng hoặc lẫn thức ăn.
- Gà có biểu hiện ủ rũ, ăn ít, giảm tăng trọng, xác chết gầy và ướt.
5.1.1.3. Bệnh tích đại thể
- Bệnh tích thường quan sát thấy ở phần ruột non chủ yếu là ở không tràng và hồi tràng. Niêm mạc ruột bị xuất huyết, hoại tử. Lớp chất nhày ở ruột có màu xám nâu đến vàng xanh lá cây hoặc có màng giả.
- Thành ruột non và thỉnh thoảng ở đoạn manh tràng mỏng, dễ nát, giãn to và tích khí.
- Gan không to nhưng màu sắc thay đổi, có màu thẫm hoặc vàng hơn bình thường. Trên bề mặt gan có lấm tấm điểm hoại tử màu vàng.
- Lách có thể sưng to, sưng huyết hoặc xuất huyết, có các điểm hoại tử.
- Thận có thể sưng to, biến màu có thể có các điểm hoại tử.
...
Như vậy, bệnh viêm ruột hoại tử ở gà thường xảy ra ở gà ít ngày tuổi từ 2 tuần đến 5 tuần tuổi, gà tây từ 7 tuần đến 12 tuần tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở gà hậu bị và gà đẻ.
Bệnh lây lan qua đường thức ăn, nước uống do vi khuẩn C. perfringens có nhiều trong môi trường đất, thức ăn, phân, chất độn chuồng, rác, chất chứa đường ruột,...
Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử ở gà con có thể lên tới 50 %, ở gà thịt khoảng từ 13 % đến 37,3 %.
Đối với gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử thì cần lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để chẩn đoán bệnh?
Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens quyd idjnh về mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh viêm ruột hoại tử như sau:
Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
Bệnh phẩm bao gồm: ruột non, phân.
Bệnh phẩm ruột: lấy từ 10 cm đến 15 cm vùng một non (hồi tràng) có bệnh tích.
Bệnh phẩm phân: lấy phân trực tiếp từ trực tràng (lấy khoảng 10 g).
Cho mỗi loại bệnh phẩm vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
...
Theo tiêu chuẩn trên thì ở gà có triệu chứng mắc bệnh viêm ruột hoại tử thì có thể dùng ruột non và phân gà để làm mẫu bệnh phẩm tiến hành chẩn đoán bệnh:
- Bệnh phẩm ruột: lấy từ 10 cm đến 15 cm vùng một non (hồi tràng) có bệnh tích.
- Bệnh phẩm phân: lấy phân trực tiếp từ trực tràng (lấy khoảng 10 g).
Sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm thì cần cho mỗi loại bệnh phẩm vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Nội vụ thưởng đột xuất 5 lần mức lương cơ sở cho đối tượng nào? Tiền thưởng đột xuất sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản lương?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Nếu có thì cơ quan quản lý thuế có quyền xử phạt không?
- Quân Giải phóng miền Nam ra đời năm bao nhiêu? Ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nghỉ bao nhiêu ngày?
- Nghị định 155/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thế nào? Toàn văn Nghị định 155/2024?
- Mẫu quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên mới nhất? Tải về mẫu quyết định bãi nhiệm?