Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có gây tử vong hay không? Nếu có thì những trường hợp nào có nguy cơ tử vong cao?
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có gây tử vong hay không? Nếu có thì những trường hợp nào có nguy cơ tử vong cao?
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người hay có tên tiếng khoa học là bệnh Whitmore được quy định tại Quyết định 6101/QĐ-BYT năm 2019.
Cụ thể theo Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6101/QĐ-BYT năm 2019 quy định về bệnh vi khuẩn ăn thịt người như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Bệnh thường gặp ở Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,...) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Theo đó, bệnh vi khuẩn ăn thịt người có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,...) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Như vậy, bệnh vi khuẩn ăn thịt người có nguy cơ bị tử vong, đặc biệt là đối với các trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có gây tử vong hay không? Nếu có thì những trường hợp nào có nguy cơ tử vong cao? (hình từ internet)
Biểu hiện lâm sàng thường gặp khi mắc vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Biểu hiện lâm sàng thường gặp khi mắc vi khuẩn ăn thịt người được quy định tại Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6101/QĐ-BYT năm 2019, cụ thể như sau:
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh từ 1 - 21 ngày, có thể kéo dài và khó xác định. Nhiễm trùng B. pseudomallei có thể là nhiễm trùng tiềm ẩn và tái kích hoạt giống bệnh lao.
1.1. Thể cấp tính
a) Các biểu hiện lâm sàng hay gặp
- Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.
b) Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn
- Ổ áp xe trong ổ bụng: áp xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.
- Da và mô mềm: tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.
- Thận tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến.
- Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.
- Thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não - tủy.
- Tim mạch: viêm màng ngoài tim, phình mạch.
- Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.
- Viêm hạch bạch huyết.
1.2. Thể bán cấp và thể mạn tính
Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở phổi và da.
- Tại phổi, tổn thương tạo hang. Bệnh nhân có sốt, ho đờm mủ hoặc ho máu, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm về đêm. Bệnh cảnh tương tự lao phổi.
- Tại da, tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.
...
Như vậy, khi mắc vi khuẩn ăn thịt người thường có các biểu hiện lâm sàn sau:
- Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.
Các loại kháng sinh đường tĩnh mạch dùng trong điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người được quy định ra sao?
Việc điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người được quy định tại Mục IV Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6101/QĐ-BYT năm 2019, cụ thể như sau:
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị kháng sinh đặc hiệu
Tất cả các trường hợp nhiễm B. pseudomalei từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh tĩnh mạch ít nhất hai tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống trong tối thiểu ba tháng.
1.1. Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch: lựa chọn một trong các kháng sinh sau:
- Ceftazidim (lựa chọn ưu tiên): 2g tiêm tĩnh mạch chậm, mỗi 6 - 8 giờ (trẻ em: 50mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 6 - 8 giờ) tối đa 8g/ngày hoặc
- Meropenem: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em: 25mg/kg mỗi 8 giờ), gấp đôi liều nếu có viêm màng não hoặc
- Imipenem/cilastatin: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em 25mg/kg mỗi 8 giờ).
* Với những trường hợp bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực nên lựa chọn kháng sinh nhóm carbapenem.
* Ở những bệnh nhân nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và áp xe): có thể phối hợp trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Thời gian: kéo dài tối thiểu 2 tuần, có thể tới 4-8 tuần với những trường hợp bệnh nặng, sốc nhiễm trùng. Chỉnh liều ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
- B. pseudomallei có tính kháng tự nhiên với penicillin, ampicillin, cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai, gentamicin, tobramycin và streptomycin.
...
Theo đó, các loại kháng sinh đường tĩnh mạch dùng trong điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người bao gồm:
- Ceftazidim (lựa chọn ưu tiên): 2g tiêm tĩnh mạch chậm, mỗi 6 - 8 giờ (trẻ em: 50mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 6 - 8 giờ) tối đa 8g/ngày hoặc
- Meropenem: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em: 25mg/kg mỗi 8 giờ), gấp đôi liều nếu có viêm màng não hoặc
- Imipenem/cilastatin: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em 25mg/kg mỗi 8 giờ).
* Với những trường hợp bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực nên lựa chọn kháng sinh nhóm carbapenem.
* Ở những bệnh nhân nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và áp xe): có thể phối hợp trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Thời gian: kéo dài tối thiểu 2 tuần, có thể tới 4-8 tuần với những trường hợp bệnh nặng, sốc nhiễm trùng. Chỉnh liều ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
- B. pseudomallei có tính kháng tự nhiên với penicillin, ampicillin, cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai, gentamicin, tobramycin và streptomycin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thuế chống bán phá giá tạm thời có được phép vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ không?
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là ai? Đại biểu Hội đồng nhân dân phải có các phẩm chất đạo đức nào?
- Từ ngày 30/10/2024, bổ sung quy định giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước như thế nào?
- Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?