Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp là gì? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh nhiễm độc thủy ngân thì cần phải làm gì?

Em ơi cho anh hỏi: Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp là gì? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh nhiễm độc thủy ngân thì cần phải làm gì? Đây là câu hỏi của anh Minh Tín đến từ Cà Mau.

Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo Mục 1, Mục 2 Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Công nghiệp dệt, thuộc da, hóa chất và dược phẩm có sử dụng thủy ngân;
- Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật;
- Xử lý quặng, vàng, bạc,
- Thai khác, tách chiết thủy ngân,
- Chế tạo, bảo dưỡng và tiêu hủy các dụng cụ, thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân như: amangan, ắc quy, chấn lưu khí áp kế, nhiệt kế, phổ kế, bóng X-quang, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử nung sáng, gương, phích;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân.

Theo đó, bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong quá trình lao động.

Yếu tố gây ra bệnh này là thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong môi trường lao động.

Và người lao động dễ mắc bệnh này nếu làm các công việc như:

- Công nghiệp dệt, thuộc da, hóa chất và dược phẩm có sử dụng thủy ngân;

- Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật;

- Xử lý quặng, vàng, bạc,

- Thai khác, tách chiết thủy ngân,

- Chế tạo, bảo dưỡng và tiêu hủy các dụng cụ, thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân như: amangan, ắc quy, chấn lưu khí áp kế, nhiệt kế, phổ kế, bóng X-quang, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử nung sáng, gương, phích;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với thủy ngân và hợp chất thủy ngân.

Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp được xem là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn chẩn đoán giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh nhiễm độc thủy ngân thì cần phải làm gì?

Căn cứ theo Điều 3a Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:

Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh nhiễm độc thủy ngân thì cần phải:

- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó cụ thể là thủy ngân và hợp chất thủy ngân trong môi trường lao động.

- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;

- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mỗi người lao động sẽ được NSDLĐ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là 1 triệu đồng trên một lần khám phải không?
Pháp luật
Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi nào?
Pháp luật
Bị nhiều bệnh nghề nghiệp khi đi khám giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động có cần Biên bản giám định y khoa không?
Pháp luật
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 2024? Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định mức suy giảm khả năng lao động ra sao?
Pháp luật
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc? Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí?
Pháp luật
Khi điều trị bệnh nghề nghiệp thì người lao động được bảo hiểm xã hội chi trả chi phí điều trị, các khoản trợ cấp đến khi nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp không? Nếu có thì ai có trách nhiệm quyết định thành lập đoàn điều tra?
Pháp luật
Mẫu giấy giới thiệu khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp dành cho người sử dụng lao động là mẫu nào?
Pháp luật
Bị bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng bao nhiêu % thì người lao động nước ngoài mới được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Pháp luật
Tăng thêm bao nhiêu phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp trong mục tiêu Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19/NQ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp
1,109 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào