Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc nào?
- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc nào?
- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp sẽ có các triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc nào?
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với HCBVTV trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Sản xuất, sang chai, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu kho, kinh doanh HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat;
- Sử dụng HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông lâm nghiệp;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat.
Như vậy, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình lao động.
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc sau:
- Sản xuất, sang chai, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu kho, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat;
- Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông lâm nghiệp;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán, giám định đối với bệnh này quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp sẽ có các triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Nhiễm độc cấp tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Hội chứng Muscarin: da tái lạnh, đồng tử co nhỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tăng tiết và co thắt phế quản biểu hiện bằng cảm giác khó thở, chẹn ngực, khám thấy ran ẩm, ran ngáy, ran rít ở phổi, suy hô hấp, phù phổi, nhịp tim chậm;
- Hội chứng Nicotin: máy cơ tự nhiên, hoặc sau gõ các cơ Delta, cơ ngực, cơ bắp chân; co cứng hoặc liệt cơ, phản xạ gân xương tăng nhạy;
- Biểu hiện thần kinh trung ương: rối loạn ý thức, co giật, hôn mê.
7.1.2. Nhiễm độc mạn tính
Có thể có một trong các biểu hiện sau:
- Thần kinh ngoại vi: rối loạn cảm giác, vận động, có thể liệt nhẹ;
- Thần kinh hành vi: giảm phối hợp vận động tinh tế, phản ứng chậm;
- Rung giật nhãn cầu, rung máy cơ cục bộ;
- Tâm căn suy nhược: Nhức đầu, choáng váng; mệt mỏi; ngủ kém; ăn không ngon; thờ ơ, giảm trí nhớ, cáu gắt;
- Bệnh lý não mạn tính: (do nhiễm độc dung môi hữu cơ trong đó bao gồm cả phospho hữu cơ):
+ Mức độ nhẹ (hồi phục khi ngừng tiếp xúc): Hội chứng rối loạn cảm xúc do tiếp xúc với dung môi hữu cơ: trầm cảm, dễ cáu giận, giảm sự tập trung chú ý;
+ Mức độ trung bình: Mệt mỏi, tâm trạng bất an, giảm trí nhớ, giảm tập trung, suy giảm chức năng tâm thần vận động (tốc độ xử lý thông tin, khéo léo);
+ Mức độ nặng (không hồi phục): Mất năng lực trí tuệ nghiêm trọng ảnh hưởng tới hoạt động xã hội hoặc kỹ năng công việc.
- Rối loạn thần kinh thực vật: tăng tiết mồ hôi tay, chân;
- Biểu hiện da: sẩn ngứa, chàm.
7.2. Cận lâm sàng
Hoạt tính men AChE hồng cầu giảm trên 50% so với hoạt tính AChE hồng cầu trước khi tiếp xúc hoặc hằng số sinh học ở người bình thường.
Như vậy, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp sẽ có các triệu chứng lâm sàng như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?