Bệnh do não mô cầu là gì? Có phải bệnh truyền nhiễm? Bệnh do não mô cầu lây truyền qua đường nào?
Bệnh do não mô cầu là gì? Bệnh do não mô cầu có phải bệnh truyền nhiễm? Vi khuẩn não mô cầu là gì?
Căn cứ tại mục I Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu được ban hành kèm theo Quyết định 3897/QĐ-BYT 2012 quy định:
Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh do não mô cầu có các thể lâm sàng: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, ... trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%.
Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.
Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phưong, hay gặp vào mùa đông - xuân.
Bệnh do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Vi khuẩn não mô cầu là gì? Bệnh do não mô cầu có phải bệnh truyền nhiễm? Não mô cầu lây truyền qua đường nào?
Vi khuẩn não mô cầu là gì?
Vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis là tác nhân gây bệnh não mô cầu. Dựa vào đặc tính kháng nguyên polysaccarit của vi khuẩn, vi khuẩn não mô cầu được chia thành 13 nhóm huyết thanh, trong đó có 6 nhóm: A, B, C, W-135, X và Y có khả năng gây dịch.
Vi khuẩn có sức đề kháng yếu: bên ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ, bị diệt ở 56°C trong 30 phút hoặc ở 60°C trong 10 phút. Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn, tẩy rửa thông thường.
Bệnh do não mô cầu lây truyền qua đường nào? Trường hợp nghi mắc bệnh có biểu hiện gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2, 3 mục I Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu được ban hành kèm theo Quyết định 3897/QĐ-BYT 2012 quy định:
- Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền:
Ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người.
Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày, thông thường từ 3 - 4 ngày.
Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn. Đối với người bệnh, khả năng lây truyền có thể từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.
- Đường lây truyền:
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng). Lây truyền qua đồ vật ít khi xảy ra.
Trường hợp nghi mắc bệnh có biểu hiện gì?
Căn cứ tại tiết 1.1 tiểu mục 1 mục II Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu được ban hành kèm theo Quyết định 3897/QĐ-BYT 2012 quy định:
Trường hợp nghi mắc bệnh do não mô cầu là những trường hợp có sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc biểu hiện sốc nhiễm khuẩn và trên lâm sàng hướng tới bệnh do não mô cầu.
Lưu ý: trường hợp bệnh xác định là những trường hợp nghi ngờ, có kèm theo xác định được vi khuẩn gây bệnh bằng một trong các xét nghiệm sau:
- Cấy phân lập được vi khuẩn nào mô cầu trong dịch não tủy, hoặc máu, hoặc dịch từ ban.
- Xét nghiệm PCR xác định được vi khuẩn não mô cầu trong dịch não tủy, hoặc máu, hoặc dịch tử ban.
Các biện pháp phòng bệnh do não mô cầu là gì?
Căn cứ tại mục III Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu được ban hành kèm theo Quyết định 3897/QĐ-BYT 2012 quy định:
- Tuyên truyền cho cộng đồng, đặc biệt tại những vùng có dịch lưu hành, nơi có ổ dịch cũ về bệnh do não mô cầu và các biện pháp phòng chống:
+ Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
+ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng.
+ Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.
+ Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế.
+ Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
- Có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh do não mô cầu hàng năm. Tăng cường giám sát tại các tuyến, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi nguy cơ cao.
- Chuẩn bị đầy đủ về vật tư, hóa chất dự phòng khi dịch xảy ra.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/XU/2025/02/14/benh-do-nao-mo-cau-la-gi-co-phai-benh-truyen-nhiem-khong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/XU/12/18/benh-la-o-congo-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/XU/12/14/benh-soi-la-benh-truyen-nhiem-dung-khong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NHPT/dich-benh-congo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/12122024/anh-chinh-phu-.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/15072024/benh-soi-co-nguy-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/22072024/benh-truyen-nhiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/22072024/benh-truyen-nhiem-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/070724/benh-dai%20(1).jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/22072024/benh-san-la-ruot-lon-la-gi.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư công trình lưỡng dụng có trách nhiệm như thế nào? Quản lý bảo vệ công trình lưỡng dụng gồm nội dung nào?
- Mua xe mới thì bao lâu có biển số xe? Hồ sơ cấp mới biển số xe gồm giấy tờ gì? Biển số xe được phân loại như thế nào?
- Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi nào? Nếu muốn tiếp tục đóng bảo hiểm tai nạn lao động phải làm gì?
- Nhà đầu tư bị hủy thầu do có hành vi cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát đối với hoạt động đấu thầu có phải đền bù chi phí cho các bên liên quan không?
- Kinh doanh vàng miếng cần lưu ý nguyên tắc quản lý nào? Ngân hàng Nhà nước có được thực hiện việc can thiệp để bình ổn giá vàng miếng không?