Bệnh dại được phân loại bệnh truyền nhiễm vào nhóm nào? Triệu chứng bệnh dại xuất hiện ở chó mèo như thế nào?

Cho tôi hỏi bệnh dại được phân vào loại bệnh truyền nhiễm vào nhóm nào? Bên cạnh đó triệu chứng bệnh dại xuất hiện ở chó mèo như thế nào? Nguyên tắc phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là gì? Anh Biên (Tiền Giang) đặt câu hỏi.

Bệnh dại được phân loại bệnh truyền nhiễm vào nhóm nào?

Tại Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016) thì tại Việt Nam bệnh dại được phân thành 03 nhóm gồm:

- Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

- Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Bên cạnh đó tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-46:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 46: Bệnh dại thì bệnh dại được nhắc đến như sau:

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm do vi rút dại (rabies virus) gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong, Bệnh Dại có thể gặp ở tất cả động vật máu nóng và lây truyền cho người chủ yếu thông qua các chết bài tiết có nhiễm vi rút Dại từ vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh Dại. Bệnh Dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

Như vậy bệnh dại là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B là bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Bệnh dại được phân loại bệnh truyền nhiễm vào nhóm nào? Triệu chứng bệnh dại xuất hiện ở chó mèo như thế nào?

Bệnh dại được phân loại bệnh truyền nhiễm vào nhóm nào? Triệu chứng bệnh dại xuất hiện ở chó mèo như thế nào? (Hình từ Internet)

Triệu chứng bệnh dại xuất hiện ở chó mèo như thế nào?

Về dịch tễ học của bệnh dại thì các loài động vật có vú đều cảm nhiễm với vi rút Dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột. Người cũng cảm nhiễm cao với vi rút Dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút Dại nếu được tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại. (Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-46:2019)

* Đối với triệu chứng bệnh dại ở mèo được nêu tại tiểu mục 5.2.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-46:2019 như sau:

- Mèo bị bệnh ít hơn chó. Khi bị bệnh thường buồn bã, tìm chỗ kín đáo để nằm, hoặc kêu nhiều, bứt rứt, nếu sờ vào lập tức bị cắn, sau đó bệnh nhanh chóng chuyển sang thể bại liệt và chết.

* Đối với triệu chứng bệnh dại ở chó được nêu tại tiểu mục 5.2.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-46:2019, theo đó bệnh dại ở chó có 02 thể như sau:

(1) Thể dại điên cuồng, gồm 04 giai đoạn:

- Giai đoạn ủ bệnh: thông thường từ 2 đến 3 tuần (chiếm 98 % các trường hợp), tối đa là 6 tháng, giai đoạn này không có các biểu hiện lâm sàng.

- Giai đoạn tiền triệu hoặc khởi phát: rất khó phát hiện, chó có các biểu hiện khác thường, chủ yếu thay đổi về tính nết như trốn vào một góc tối, biểu hiện vui mừng hơn bình thường, thỉnh thoảng cắn, sủa vu vơ lên không khí (đớp mồi), vẻ bồn chồn.

- Giai đoạn kích thích:

+ Biểu hiện chính của thời kỳ này là các phản xạ thông thường của chó bị kích thích mạnh như: đang ngồi dưới đất bỗng đứng dậy, nhảy lên, thấy người lạ xông ra cắn sủa dữ dội, chó có phản ứng quá mức đối với tiếng động và ánh sáng.

+ Chó bỏ ăn, nuốt khó khăn, phải vươn cổ ra để nuốt, cắn các vật lạ, khát nước, uống liên tục nhưng chỉ uống được ít.

+ Chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép.

Sau khi phát bệnh 2 đến 3 ngày:

+ Con vật có biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh Dại: mắt đỏ ngầu, hai tai dựng ngược, mồm há hốc ra, hàm dưới trễ hẳn xuống, nước dãi chảy thành dòng, bụng thóp lại.

+ Tiếng sủa đặc trưng: dây thần kinh họng bắt đầu bị liệt, chó phát ra tiếng hú nghe như thiếu hơi, xa xôi.

- Giai đoạn bại liệt:

+ Con vật bị liệt mặt không ăn và nuốt được, nước bọt chảy ra nhiều, hàm dưới trễ hẳn xuống, sau đó liệt các cơ vận động và chết do liệt hô hấp hoặc vì kiệt sức do sự vận động của cơn Dại và không ăn uống gì.

(2) Thể dại bại liệt

Hay còn gọi là thể dại lặng (thể dại câm). Con vật không có các biểu hiện lên cơn cuồng nộ. Trong giai đoạn kích thích con vật không có các biểu hiện rõ ràng mà chủ yếu là các triệu chứng liệt.

Nguyên tắc phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là gì?

Tại Điều 4 Luật Phòng Chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định chung về nguyên tắc phòng ngừa bệnh truyền nhiễm như sau:

Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
2,163 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào