Bệnh béo phì có phải là bệnh mạn tính? Di truyền có phải là nguyên nhân sinh bệnh béo phì hay không?
Bệnh béo phì có phải là bệnh mạn tính?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa hoặc bất thường, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo đó, béo phì được các tổ chức y tế bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) công nhận là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải quản lý và điều trị lâu dài.
Béo phì có tác động bất lợi lên tất cả các vấn đề sức khỏe, làm giảm thời gian sống, gây ra nhiều bệnh lý mạn tính không lây như: đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, tăng lipid máu, hội chứng ngưng thở lúc ngủ, làm giảm chất lượng sống,... Những biện pháp ngăn ngừa, điều trị thừa cân, béo phì và duy trì thực hiện việc kiểm soát cân nặng lâu dài có thể cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm biến chứng cho người bệnh.
Béo phì gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau, như bệnh tim mạch, đột quị, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa…Tình trạng tự chữa béo phì không có hiệu quả, nhiều biến cố nặng và tốn kém.
Béo phì có phải là bệnh mạn tính? Di truyền có phải là nguyên nhân sinh bệnh béo phì hay không? (Hình từ Internet)
Di truyền có phải là nguyên nhân gây bệnh béo phì hay không?
Theo Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 quy định nguyên nhân gây bệnh béo phì như sau:
2. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH BÉO PHÌ
2.1. Nguyên nhân về dinh dưỡng
a) Nguyên nhân dinh dưỡng của béo phì là đa dạng, chủ yếu do:
- Tăng quá mức lượng năng lượng ăn vào
- Ăn quá nhiều: nghĩa là ăn một lượng thức ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể.
b) Người ăn quá mức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ Thói quen của gia đình
+ Sự chủ quan của người ăn nhiều
- Chế độ ăn “giàu” chất béo
- Ở trẻ em: tiêu thụ quá nhiều chất ngọt làm tăng nguy cơ béo phì
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít hơn 3 tháng thường đi kèm với tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em khi đến trường.
2.2. Nguyên nhân di truyền
Tế bào mỡ dễ dàng phân chia theo một trong hai cách:
- Quá sản: vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ (tăng gấp 3 - 4 lần), xảy ra cho trẻ em hoặc tuổi dậy thì, khó điều trị.
- Phì đại: tế bào mỡ to ra do gia tăng sự tích tụ mỡ nhưng không tăng số lượng hay gặp ở người lớn, tiên lượng tốt hơn.
2.3. Nguyên nhân nội tiết
- Tổn thương hạ đồi do chấn thương, bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, suy sinh dục, giảm gonadotropin.
- Hội chứng béo phì – sinh dục
- Suy giáp
- Cường thượng thận
- U tụy tiết insulin
- Hội chứng buồng trứng đa nang
2.4. Nguyên nhân mô bệnh học
- Tăng sản quá mức số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào mỡ có thể bình thường.
- Phì đại tế bào mỡ mà số lượng tế bào mỡ không tăng hoặc chỉ tăng khi các tế bào mỡ phì to hết cỡ.
2.5. Nguyên nhân do sử dụng thuốc
- Hormon steroide
- Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, IMAO)
- Benzodiazepine
- Lithium
- Thuốc chống loạn thần
2.6. Nguyên nhân khác
- Lối sống tĩnh tại, lười hoạt động thể lực
- Bỏ hút thuốc lá. Cần chủ động phòng thừa cân, béo phì khi bỏ thuốc lá
- Hút thuốc khi mang thai: con cái của các bà mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ gia tăng trọng lượng đáng kể về sau này.
Tuy nhiên, bệnh nhân béo phì có thể do có nhiều nguyên nhân phối hợp
Như vậy, bệnh béo phì có thể sinh ra bởi các nguyên nhân nêu trên. Trong đó có nguyên nhân di truyền. Cụ thể, tế bào mỡ dễ dàng phân chia theo một trong hai cách:
- Quá sản: vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ (tăng gấp 3 - 4 lần), xảy ra cho trẻ em hoặc tuổi dậy thì, khó điều trị.
- Phì đại: tế bào mỡ to ra do gia tăng sự tích tụ mỡ nhưng không tăng số lượng hay gặp ở người lớn, tiên lượng tốt hơn.
Có mấy dạng béo phì hiện nay?
Tại Mục 5 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ 03 dạng của béo phì như sau:
(1) Béo phì dạng nam (béo phì phần trên cơ thể, béo phì kiểu bụng, béo phì hình quả táo, béo phì trung tâm)
- Mỡ phân bố nhiều ở bụng, thân, vai, cánh tay, cổ, mặt. Vẻ mặt hồng hào
- Cơ vẫn phát triển khác với hội chứng Cushing
- Dạng béo phì này thường xảy ra ở người ăn nhiều.
Béo phì dạng nam thường dễ dẫn đến các biến chứng về chuyển hóa như hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường,đái tháo đường típ 2, bệnh gút, bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh túi mật, ung thư vú,…
(2) Béo phì dạng nữ (béo phì phần dưới cơ thể, béo phì hình quả lê)
- Mỡ phân bố chủ yếu ở phần dưới của cơ thể (khung chậu, vùng thắt lưng, mông, đùi)
- Da xanh
- Cơ ít phát triển
- Thường bị suy nhược
- Thường kèm suy tĩnh mạch, rối loạn kinh nguyệt ở nữ
(3) Béo phì hỗn hợp: Mỡ phân bố khá đồng đều. Các trường hợp quá béo phì thường là béo phì hỗn hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?