Bên thuê nhà cho bên thứ 3 thuê lại thì có phải gửi thông báo bằng văn bản đến bên cho thuê nhà không?
Bên thuê nhà cho bên thứ 3 thuê lại thì có phải gửi thông báo bằng văn bản đến bên cho thuê nhà không?
Căn cứ theo Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thuê nhà có quyền cho một bên thứ 3 thuê lại nhà mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý.
Đối với việc phải thông báo cho bên cho thuê thì tại Điều 132 Luật Nhà ở 2014 có quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.
...
Theo quy định thì bên thuê nhà có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
Không nhất thiết bên thuê nhà phải thông báo bằng văn bản gửi đên bên cho thuê, miễn là bên cho thuê họ biết và đồng ý.
Bên thuê nhà cho bên thứ 3 thuê lại thì có phải gửi thông báo bằng văn bản đến bên cho thuê nhà không? (Hình từ Internet)
Bên thuê nhà khi cho bên thứ 3 thuê lại nhà ở thì cần lập hợp đồng như thế nào?
Về cơ bản thì nội dung hợp đồng thuê nhà giữ bên thuê nhà và bên thứ 3 cũng sẽ tương tự như bên cho thuê và bên thuê nhà trước đó.
Tuy nhiên khi lập hợp đồng bên thuê nhà cần lưu ý những thông tin, điều khoản trong hợp đồng thuê nhà của mình với bên cho thuê để có thể lập nội dung hợp đồng với bên thứ 3 cho phù hợp.
Trong hợp đồng thuê nhà cần đảm bảo các nội dung cơ bản như:
(1) Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở - Điều 129 Luật Nhà ở 2014
- Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
- Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở.
Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
- Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.
(2) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở - Điều 131 Luật Nhà ở 2014.
(3) Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở - Điều 132 Luật Nhà ở 2014.
(4) Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở
(5) Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà ở.
Và một số nội dung khác tùy theo thỏa thuận giữa hai bèn.
Bên cho thuê nhà ở chết thì bên thuê nhà có được tiếp tục thuê cho đến hết thời hạn đã ký kết trong hợp đồng không?
Căn cứ Điều 133 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền tiếp tục thuê nhà ở như sau:
Quyền tiếp tục thuê nhà ở
1. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữu không có người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
...
Như vậy, trong trường hợp bên cho thuê chết thì mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng.
Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp chủ sở hữu không có người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?