Bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng hay không?
- Bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng hay không?
- Sau khi nhận hàng, bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì trách nhiệm thuộc về bên nào?
- Sau khi nhận hàng, bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì bên bán có thể khắc phục trong trường hợp nào?
Bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng hay không?
Bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng hay không thì theo quy định Điều 39 Luật Thương mại 2005, nội dung như sau:
Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định thì hàng hóa không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua được xem là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Và bên mua có quyền từ chối nhận hàng.
Cho nên nếu như bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng.
Bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng hay không? (Hình từ Internet)
Sau khi nhận hàng, bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì trách nhiệm thuộc về bên nào?
Sau khi nhận hàng, bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì trách nhiệm thuộc về bên nào phải căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Thương mại 2005, nội dung như sau:
Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
Như vậy, sau khi nhận hàng nếu bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì trách nghiệm được xác định như sau:
- Vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó thì bên bán không chịu trách nhiệm.
- Vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua không biết hoặc không buộc phải biết về những khiếm khuyết thì bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua.
Sau khi nhận hàng, bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì bên bán có thể khắc phục trong trường hợp nào?
Sau khi nhận hàng, bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì bên bán có quyền khắc phục theo quy định tại Điều 41 Luật Thương mại 2005, nội dung như sau:
Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Như vậy, bên bán có thể khắc phục việc giao hàng không đảm bảo chất lượng theo như thỏa thuận của các bên.
Trường hợp không có thỏa thuận, mà thời hạn giao hàng vẫn còn thì bên bán cũng có thể thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
Lưu ý, nếu như việc khắc phúc này gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo mời sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Email thông báo mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ gửi tới khách hàng? Các ngày lễ lớn nào của NLĐ trong năm Ất Tỵ?
- Chương trình lễ trao Huy hiệu Đảng 2025 mới nhất? Bao nhiêu năm tuổi đảng thì được nhận Huy hiệu Đảng?
- Mức phạt quá tốc độ ô tô 5-10 km năm 2025 là bao nhiêu? Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km có bị giữ bằng không?
- Ngày 31 tháng 1 là mùng mấy tết? Ngày 31 tháng 1 thứ mấy? Ngày 31 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?