Bên đi vay nước ngoài không phải tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh có bắt buộc phải có phương án sử dụng vốn vay không?
- Bên đi vay nước ngoài không phải tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh có bắt buộc phải có phương án sử dụng vốn vay không?
- Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích nào?
- Bên đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm như thế nào?
Bên đi vay nước ngoài không phải tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh có bắt buộc phải có phương án sử dụng vốn vay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định về mục đích vay nước ngoài như sau:
Mục đích vay nước ngoài
...
4. Bên đi vay nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
a) Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
b) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
c) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì bên đi vay nước ngoài không phải tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh phải chứng minh mục đích vay như sau:
- Thông qua giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
- Thông qua phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay
- Thông qua phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay nước ngoài cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài.
Như vậy, bên đi vay bên đi vay nước ngoài không phải tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh cũng phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua phương án sử dụng vốn vay trong trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay.
Bên đi vay nước ngoài không phải tổ chức tín dụng có bắt buộc phải có phương án sử dụng vốn vay hay không? (Hình từ Internet).
Bên đi vay nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng không được chính phủ bảo lãnh chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông từ 08/2023/TT-NHNN quy định về mục đích vay nước ngoài như sau:
Mục đích vay nước ngoài
1. Mục đích vay ngắn hạn nước ngoài:
a) Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay. Các khoản nợ ngắn hạn phải trả quy định tại Khoản này là các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay và được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp;
b) Ngoài mục đích quy định lại điểm a khoản 1 Điều này, bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài.
2. Mục đích vay trung, dài hạn nước ngoài:
Bên đi vay chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:
a) Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
b) Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
c) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, bên đi vay không phải tổ chức tín dụng chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
- Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
- Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
- Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
Và việc sử dụng vốn vay trung và dài hạn nước ngoài của bên đi vay phải phù hợp với:
- Phạm vi ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, phạm vi Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Phạm vi hoạt động hợp pháp khác quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của bên đi vay.
Bên đi vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định về trách nhiệm của bên đi vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh có các trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài tại Thông tư này và quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Tự chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, giao dịch bảo đảm, phòng chống rửa tiền, pháp luật chuyên ngành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và tập quán quốc tế khi ký kết và thực hiện khoản vay nước ngoài.
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài và đảm bảo sử dụng vốn vay nước ngoài theo đúng văn bản chứng minh mục đích vay nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
- Lưu trữ đầy đủ chứng từ, tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay nước ngoài phù hợp với mục đích vay nước ngoài quy định tại Điều 14 và Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, chứng từ tài liệu liên quan đến việc thay đổi bảng kê nhu cầu sử dụng vốn (nếu có) theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình đầy đủ các tài liệu nêu trên để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.
- Lập bảng theo dõi mỗi khoản tiền nhàn rỗi trong trường hợp gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo nguyên tắc sử dụng vốn quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN và xuất trình cùng với tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN để phục vụ việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?