Bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện trong trường hợp nào?
Bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện trong trường hợp nào?
Bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về đăng ký thay đổi khoản vay như sau:
Đăng ký thay đổi khoản vay
...
2. Bên đi vay thực hiện thông báo nội dung thay đổi trên Trang điện tử, không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đối với các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận;
b) Thay đổi địa chỉ của bên đi vay nhưng không thay đổi tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính, bên đi vay gửi thông báo về việc đổi địa chỉ cho Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay;
c) Thay đổi bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong khoản vay hợp vốn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;
d) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm;
đ) Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay nước ngoài so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Bên đi vay có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyển tiền;
e) Thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài;
g) Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
3. Đối với nội dung thay đổi tại điểm g khoản 2 Điều này, trước khi thực hiện rút vốn, trả nợ số tiền còn lại của kỳ đó, bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, khi thay đổi khoản vay nước ngoài đối với trường hợp thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài thì trước khi thực hiện rút vốn, trả nợ số tiền còn lại của kỳ đó, bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện theo quy định tại Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
Bên đi vay thực hiện rút vốn đối với các khoản vay nước ngoài không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp hành vi vi phạm này là hậu quả của hành vi vi phạm tại điểm d khoản 4 Điều này;
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.
Như vậy, khi bên đi vay thực hiện rút vốn đối với các khoản vay nước ngoài không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu bên đi vay là cá nhân; trong trường hợp bên đi vay là tổ chức thì mức phạt là từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Khoản vay nước ngoài là gì?
Khoản vay nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?