Bên đi vay có phải đảm bảo chi phí vay của khoản vay nước ngoài mới không vượt quá chi phí vay của khoản nợ nước ngoài hiện hữu được cơ cấu lại hay không?
- Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay có bắt buộc phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không?
- Bên đi vay có phải đảm bảo chi phí vay của khoản vay nước ngoài mới không vượt quá chi phí vay của khoản nợ nước ngoài hiện hữu được cơ cấu lại hay không?
- Nguyên tắc sử dụng vốn vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay có bắt buộc phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN về phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài cụ thể như sau:
Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài
1. Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài (sau đây gọi là “Phương án cơ cấu nợ”) là tổng hợp các thông tin về việc sử dụng vốn vay nước ngoài mới để trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu hợp pháp. Phương án cơ cấu nợ của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cơ cấu nợ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về bên đi vay nước ngoài:
Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
...
d) Thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu nợ: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
Như vậy, phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Bên đi vay có phải đảm bảo chi phí vay của khoản vay nước ngoài mới không vượt quá chi phí vay của khoản nợ nước ngoài hiện hữu được cơ cấu lại hay không?
Bên đi vay có phải đảm bảo chi phí vay của khoản vay nước ngoài mới không vượt quá chi phí vay của khoản nợ nước ngoài hiện hữu được cơ cấu lại hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN về giới hạn vay nước ngoài như sau:
Giới hạn vay nước ngoài
1. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư:
a) Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư;
b) Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
…
3. Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay:
a) Số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu;
b) Trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu để sau thời gian 05 ngày làm việc nêu trên, bên đi vay đảm bảo các giới hạn vay vốn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Như vậy, đối trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài thì bên đi vay phải đảm bảo số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.
Hay nói cách khác, đối trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài thì bên đi vay phải đảm bảo rằng chi phí vay của khoản vay mới (bao gồm lãi và chi phí vay) không vượt quá chi phí vay của khoản nợ nước ngoài hiện hữu được cơ cấu lại.
Nguyên tắc sử dụng vốn vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN thì nguyên tắc sử dụng vốn vay nước ngoài được quy định như sau:
- Bên đi vay chịu trách nhiệm toàn diện trong việc sử dụng vốn vay nước ngoài đúng mục đích hợp pháp quy định tại Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
- Trường hợp khoản vay đã được rút vốn nhưng tạm thời chưa sử dụng cho các mục đích vay nước ngoài hợp pháp quy định tại Thông tư 08/2023/TT-NHNN, bên đi vay có thể sử dụng nguồn tiền này để gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Kỳ hạn của mỗi khoản tiền gửi tối đa không quá 01 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?