Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hay bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
- Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hay bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
- Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện bảo trì công trình theo hình thức nào?
- Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có quyền gì?
Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hay bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
11. Nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
...
Trường hợp xảy ra sự cố công trình, Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bên chuyển nhượng để thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
b) Sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, nhiệm vụ của tài sản; không được chuyển đổi công năng sử dụng, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác.
c) Thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
...
Như vậy, bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nghĩa vụ bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.
Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hay bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? (hình từ internet)
Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện bảo trì công trình theo hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được bảo trì nhằm bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác tài sản.
2. Các hình thức bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm bảo trì theo chất lượng thực hiện và bảo trì theo khối lượng thực tế.
a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế. Hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện chỉ được áp dụng đối với hoạt động bảo dưỡng thường xuyên công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
b) Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
...
Theo quy định trên, có hai hình thức bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, là bảo trì theo chất lượng thực hiện và bảo trì theo khối lượng thực tế.
Như vậy, bên nhận chuyển nhượng thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và bảo trì theo khối lượng thực tế.
Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có quyền gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có quyền:
- Tổ chức thực hiện khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.
- Quyết định phương thức, biện pháp khai thác tài sản bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và hợp đồng ký kết.
- Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật nếu quyền và lợi ích bị xâm phạm.
- Được thu phí sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết.
- Được cải tạo, nâng cấp, bổ sung công năng cho tài sản nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng bằng nguồn kinh phí của Bên nhận chuyển nhượng để phục vụ mục đích quản lý, khai thác, nếu được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP chấp thuận.
+ Sau khi kết thúc hợp đồng, Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản phải chuyển giao nguyên trạng tài sản bao gồm cả hạng mục công trình đã được cải tạo, nâng cấp, bổ sung công năng (nếu có) lại Bên chuyển nhượng và không được bồi hoàn.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?