Bên cho thuê nhà ở có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở đối với bên thuê nhà ở không?

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì hợp đồng thuê nhà ở có phải là hợp đồng kinh doanh bất động sản không? Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đối với bên thuê không?

Hợp đồng thuê nhà ở có phải là hợp đồng kinh doanh bất động sản không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:

Hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
1. Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản bao gồm:
a) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
b) Hợp đồng thuê nhà ở;
c) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú;
d) Hợp đồng thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú;
đ) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp;
...

Theo đó, hợp đồng thuê nhà ở là một loại hợp đồng kinh doanh bất động sản.

Bên cho thuê nhà ở có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở đối với bên thuê nhà ở không?

Bên cho thuê nhà ở có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở đối với bên thuê nhà ở không? (Hình từ Internet)

Bên cho thuê nhà ở có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở đối với bên thuê nhà ở không?

Căn cứ theo điểm g khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:

Quyền của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
...
2. Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây:
...
g) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi bên thuê có một trong các hành vi: chậm thanh toán tiền thuê từ 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự đồng ý của bên cho thuê; sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không đúng mục đích thuê; cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đang thuê; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đang thuê mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
h) Quyền khác theo hợp đồng.

Theo đó, bên cho thuê nhà ở sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở nếu bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

- Chậm thanh toán tiền thuê từ 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự đồng ý của bên cho thuê;

- Sử dụng nhà ở không đúng mục đích thuê;

- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

- Cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà ở đang thuê;

Như vậy, nếu bên thuê vi phạm các hành vi nêu trên thì bên cho thuê nhà ở sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở.

Chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở có được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng không?

Căn cứ Điều 173 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Quyền tiếp tục thuê nhà ở
1. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữu không có người thừa kế hợp pháp thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Khi bên thuê nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì người đang cùng sinh sống với bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng thuê nhà ở, trừ trường hợp thuê nhà ở công vụ hoặc các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng.

Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hợp đồng thuê nhà ở Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng thuê nhà ở:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sinh viên thuê nhà có cần lập hợp đồng thành văn bản không? Nếu lập thành văn bản thì có cần công chứng, chứng thực không?
Pháp luật
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được quy định như thế nào? Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở được quy định ra sao?
Pháp luật
Bên cho thuê nhà ở sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Có bắt buộc đặt cọc khi làm hợp đồng thuê nhà ở không? Trường hợp nào được chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở?
Pháp luật
Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Hợp đồng thuê nhà ở phải có nội dung gì?
Pháp luật
Hợp đồng thuê nhà ở có cần phải công chứng không? Trình tự thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như thế nào?
Pháp luật
Download Mẫu thanh lý hợp đồng thuê nhà ở trước thời hạn? Chủ nhà chết thì bên thuê nhà có được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng không?
Pháp luật
Bên cho thuê nhà ở có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở đối với bên thuê nhà ở không?
Pháp luật
Hợp đồng thuê nhà ở có các nội dung chính nào? Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà ở là khi nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở chuẩn nhất 2024? Hợp đồng mẫu thuê nhà ở theo Nghị định 96/2024/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Ở ghép với bạn có cần làm hợp đồng ở ghép hay không? Có phải khai báo tạm trú và đặt cọc tiền thuê hay không? Mẫu hợp đồng ở ghép khi đi thuê nhà là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng thuê nhà ở
397 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng thuê nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng thuê nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào