Bến cảng có phải là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không? Bán tài sản kết cấu hạ tầng không đúng quy định thì xử lý như thế nào?
Tiêu chuẩn để nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi là gì?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định:
“1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đủ tiêu chuẩn để ghi sổ kế toán là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chí dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm (một năm) trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 75/2018/TT-BTC, một số tài sản kết cấu hạ tầng đủ tiêu chuẩn ghi sổ kế toán được chia làm những nhóm sau:
(1) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
- Đường cất hạ cánh;
- Đường lăn;
- Sân đỗ;
- Đường công vụ khu bay;
- Hàng rào an ninh;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không khác.
(2) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
- Đường sắt quốc gia (đường sắt chính tuyến, đường ga), ghi, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, đường ngang, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt quốc gia và đường bộ;
- Ga (nhà ga, đường sắt trong ga, đường bộ trong ga phục vụ tác nghiệp chạy tàu, phòng đợi tàu, kho và bãi chứa hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu, phòng chỉ huy chạy tàu, phòng đặt thiết bị thông tin tín hiệu, ke ga, mái che ke ga, giao ke, cầu vượt dành cho hành khách trong ga, chòi gác ghi);
- Đepo (nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác);
- Phòng chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;
- Hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống thông tin tín hiệu (đường truyền tải, trạm tổng đài, tín hiệu ra vào ga, thiết bị khống chế, thiết bị điều khiển, cáp tín hiệu, thiết bị nguồn); hệ thống cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu;
- Nhà cung cầu, cung đường, cung thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà đặt các thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà gác cầu, nhà gác hầm, nhà gác chắn đường ngang;
- Đường bộ trong ga không phục vụ tác nghiệp chạy tàu;
- Quảng trường ga;
- Kho, bãi chứa hàng hóa không trực tiếp liên quan đến chạy tàu;
- Các công trình dịch vụ, thương mại (bán hàng, nghỉ trọ, dịch vụ khác) tại các ga đường sắt quốc gia;
- Nhà làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khác.
(3) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
- Bến cảng, bến phao;
- Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;
- Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;
- Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước;
- Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển;
- Phao, tiêu và nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;
- Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải;
- Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ;
- Luồng hàng hải;
- Tài sản kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hàng hải (tài sản, vật kiến trúc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam);
- Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khác.
(4) Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Luồng chạy tàu thuyền; âu tầu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;
- Hành lang bảo vệ luồng;
- Cảng thủy nội địa;
- Khu neo đậu ngoài cảng;
- Kè đập giao thông;
- Báo hiệu đường thủy nội địa;
- Các công trình phụ trợ (nhà trạm quản lý đường thủy nội địa; trạm AIS và hệ thống quản lý, giám sát, truyền dữ liệu kèm theo; thủy chí hoặc trạm đọc mức nước tự động; công trình, trang thiết bị phụ trợ khác);
- Các tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khác.
(5) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- Đập, hồ chứa nước;
- Cống, trạm bơm;
- Kè, bờ bao thủy lợi;
- Kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi khác.
Như vậy, những tài sản được liệt kê trên đây là những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đủ tiêu chuẩn ghi vào sổ kế toán.
Bến cảng có được xem là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không?
Theo quy định về tiêu chuẩn xác định tài sản kết cấu hạ tầng nêu trên, bến cảng thuộc nhóm tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đủ tiêu chuẩn để ghi sổ kế toán. (điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 75/2018/TT-BTC)
Bán tài sản kết cấu hạ tầng không đúng quy định, xử lý như thế nào?
Điểm c khoản 1 Điều 88 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định hướng xử lý đối với trường hợp bán tài sản kết cấu hạ tầng không đúng quy định như sau:
“Điều 88. Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng
1. Tài sản kết cấu hạ tầng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
…
c) Bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết không đúng quy định;”
Theo đó, nếu tài sản kết cấu hạ tầng được bán không đúng quy định thì sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đủ tiêu chuẩn để ghi sổ kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định và được liệt kê tại Thông tư 75/2018/TT-BTC. Bến cảng được xác định là một trong những tài sản đáp ứng tiêu chuẩn này, thuộc nhóm tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải. Bên cạnh đó, việc bán tài sản kết cấu hạ tầng không đúng quy định sẽ bị tịch thu theo trình tự, thủ tục của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?