Bầu Chủ tịch nước mới trong số các đại biểu nào? Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước cụ thể thế nào?
Bầu Chủ tịch nước mới trong số các đại biểu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
...
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
...
Và Điều 33 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về trình tự bầu Chủ tịch nước như sau:
Trình tự bầu Chủ tịch nước
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
...
Đối chiếu với các quy định trên thì Chủ tịch nước được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo đó, Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. (khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội 2014)
Bầu Chủ tịch nước mới trong số các đại biểu nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước theo quy định của Hiến pháp 2013 đúng không?
Căn cứ Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định về Quốc hội như sau:
Điều 69
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Đồng thời, căn cứ Điều 86 Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 86
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.4 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định tiêu chuẩn chức danh cụ thể như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.4. Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, chức danh Chủ tịch nước là phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.
Đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
(2) Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.
(3) Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước
(4) Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
(5) Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương;
Tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xóa nợ tiền thuế là gì? Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt có phải là nội dung quản lý thuế?
- Cách viết báo cáo thành tích cá nhân, tập thể cuối năm 2024 mẫu 02 03? Tải báo cáo thành tích khen thưởng cá nhân, tập thể?
- Trình bày nội dung phấn đấu rèn luyện của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay liên hệ bản thân năm 2024 thế nào?
- Black Friday diễn ra mấy ngày? Thông báo khuyến mãi Black Friday sao cho đúng quy định? Các hình thức khuyến mại?
- Tải về Bảng chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế theo quy định hiện nay?