Bắt giữ tàu biển là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển?
- Bắt giữ tàu biển là gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển?
- Tàu biển sau khi bị bắt giữ có được thả trong trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy không?
- Tòa án có phải bồi thường khi ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ hay không?
Bắt giữ tàu biển là gì?
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển như sau:
Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Và, quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển? (Hình từ Internet)
Tàu biển sau khi bị bắt giữ có được thả trong trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về việc thả tàu biển sau khi bị bắt giữ như sau:
Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ
1. Tàu biển được thả trong trường hợp sau đây:
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu biển bị bắt giữ;
b) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
c) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.
2. Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, Tòa án sẽ quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không có quyền thực hiện bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu.
3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ; trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu bắt giữ tàu biển thanh toán.
Theo đó, tàu biển sau khi bị bắt giữ được thả trong trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy.
Tòa án có phải bồi thường khi ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ hay không?
Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng như sau:
Trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng mà gây thiệt hại thì người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại.
2. Mọi thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng do các bên tự thỏa thuận giải quyết. Trong trường hợp không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại cho tàu biển bị bắt giữ thì Tòa án sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?