Bảo vệ thực vật là gì? Tổ chức được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ các điều kiện gì?
Bảo vệ thực vật là gì?
Bảo vệ thực vật được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Thực vật là cây và sản phẩm của cây.
Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
Như vậy, bảo vệ thực vật được hiểu là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
Bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)
Hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật gồm những nội dung gì?
Hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật gồm những nội dung được quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Điều tra, dự báo và cung cấp thông tin về sinh vật gây hại thực vật; tư vấn cho chủ thực vật biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
2. Thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật, trừ các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này.
Theo quy định trên, nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật gồm:
- Điều tra, dự báo và cung cấp thông tin về sinh vật gây hại thực vật; tư vấn cho chủ thực vật biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật, trừ các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, cụ thể:
Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
...
2. Biện pháp xử lý bao gồm xông hơi khử trùng, xử lý nhiệt, xử lý hơi nước nóng, chiếu xạ, tái xuất, tiêu hủy, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và các biện pháp khác.
...
Tổ chức được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ các điều kiện gì?
Tổ chức được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;
b) Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;
c) Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
d) Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, tổ chức được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây:
- Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;
- Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;
- Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
- Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cso các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo hợp đồng ký kết với chủ thực vật;
b) Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
d) Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 23 của Luật này trong quá trình hoạt động;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
- Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo hợp đồng ký kết với chủ thực vật;
- Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
- Tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
- Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
- Duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 trong quá trình hoạt động;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?