Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long với những vùng nào? Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đối với khu bảo vệ tuyệt đối thế nào?
Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long với những vùng nào?
Môi trường Vịnh Hạ Long được bảo vệ được quy định tại Mục 3 Phần I Thông tư 2891/TT-KCM-1996 như sau:
Môi trường Vịnh Hạ Long được bảo vệ trong Thông tư này bao gồm vùng biển, không gian trên biển, đất liền ven biển, đảo, trầm tích đại dương, các hệ sinh thái, động thực vật trên cạn và dưới biển, di tích lịch sử, kiến trúc, cảnh quan tự nhiên thuộc khu bảo vệ tuyệt đối, vùng đệm và vùng phụ cận.
Trong đó, khu bảo vệ tuyệt đối, vùng đệm và vùng phụ cận được giải thích như sau:
- Khu bảo vệ tuyệt đối là khu vực được UNESCO và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoanh vùng, được xác định bởi ba điểm thuộc Đảo Cống Tây, Đảo Cầu Gỗ và hồ Ba Hàm.
- Vùng đệm là dải bao quanh khu bảo vệ tuyệt đối, theo hướng Tây Tây Bắc được xác định bởi phía bờ vịnh dọc theo Quốc lộ 18A, kể từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm - Bãi Cháy) đến cây số 11 (thị xã Cẩm Phả).
+ Chiều rộng khu đệm từ 5-7 km tính từ đường bảo vệ tuyệt đối ra biển có phạm vi xê dịch từ 1-2 km;
+ Phía Bắc giáp Hòn Buồm, suối nước nóng;
+ Phía Tây là một phần phạm vi Vịnh Hạ Long được xác định 107o11'30'' kinh độ đông;
+ Phía Tây Nam tiếp giáp Hòn Quai Xanh; Phía Nam được xác định bởi 204o vĩ độ bắc;
+ Phía Đông giáp Đảo Phượng Hoàng;
+ Phía Đông Bắc giáp Đảo Vạn Đuối;
+ Phía Đông - Đông Nam giáp Hòn Nất Đất.
- Vùng phụ cận là vùng biển hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên giáp ranh với Vườn Quốc gia Cát Bà.
Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long (Hình từ Internet)
Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đối với khu bảo vệ tuyệt đối như thế nào?
Những quy định cụ thể đối với khu bảo vệ tuyệt đối được quy định tại Mục A Phần II Thông tư 2891/TT-KCM-1996 như sau:
Đối với khu bảo vệ tuyệt đối
- Cấm các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản, chặt phá cây cối, săn bắt động vật trên các đảo, hang động, làm thay đổi cảnh quan tự nhiên.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tuyệt đối các hang động, không phá đảo, núi, nhũ đá, san hô, viết, khắc, vẽ, xây bậc, xây kè, đặt tượng, bàn thờ, xả rác bừa bãi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của các hang động; không chôn cất, mai táng trên các đảo.
- Tổ chức, cá nhân đánh bắt, nuối trồng thuỷ sản phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản và được phép của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Khách du lịch và chủ các tàu thuyền không thải chất thải, nước thải xuống khu di sản tự nhiên thế giới, chất thải phải được thu gom trên tàu thuyền và đưa vào đất liệu để xử lý. Các hoạt động du lịch, dự án khai thác du lịch phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân không tự ý xây dựng các công trình giao thông: trạm chuyển tiếp, bãi neo đậu thường xuyên..., công trình phục vụ cho sinh hoạt, vui chơi, giải trí... trong khu bảo vệ tuyệt đối. Các công trình không còn giá trị sử dụng, công trình đang hoạt động làm mất cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường phải được thu dọn, dỡ bỏ, khôi phục lại cảnh quan môi trường.
Việc tôn tạo hang động, cảnh quan, xây dựng các công trình phục vụ cho việc quản lý, kiểm soát các hoạt động trong khu vực bảo vệ tuyệt đối phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các bãi neo đậu tàu thuyền phục vụ du lịch, tham quan hang động và Vịnh Hạ Long phải đảm bảo vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Bãi neo đậu các thuyền đánh cá của ngư dân phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, tổ chức quản lý.
Các chủ phương tiện phải đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom rác, thải trước khi rời neo đậu.
- Các phương tiện giao thông trên biển và trên không qua lại khu bảo vệ tuyệt đối phải có các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm môi trường như: két chứa nước thải, thùng chữa rác thải, bình chứa dầu rò rỉ..., đảm bảo các thiết bị, phương tiện khắc phục sự cố môi trường, không xả chất thải, nước thải xuống khu bảo vệ môi trường.
- Các phương tiện giao thông qua lại khu bảo vệ tuyệt đối phải tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải và được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp đặc biệt như tránh báo... các tàu thuyền được phép neo đậu trong khu bảo vệ tuyệt đối theo đúng nơi quy định, phải đảm bảo an toàn kỹ thuật và các biện pháp phòng tránh bão, tai nạn, ứng cứu khi xảy ra sự cố môi trường.
Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đối với các thành phố, thị trấn trong vùng đệm và vùng phụ cận như thế nào?
Những quy định cụ thể đối với vùng đệm và vùng phụ cận được quy định tại Mục B Phần II Thông tư 2891/TT-KCM-1996.
Theo đó, các thành phố, thị trấn trong vùng đệm và vùng phụ cận phải xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc quy hoạch, mở rộng của các thành phố, thị trấn phải tuân theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan của vùng vịnh.
Rác thải của các thành phố, thị trấn phải được thu gom về các bãi rác thải để xử lý. Các bãi rác thải, bãi chôn lấp rác thải phải được quy hoạch và thiết kế xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; không thải, đổ rác thải xuống biển. Thành phố Hạ Long cần quy hoạch hệ thống nước thải và có biện pháp xử lý trước khi thải ra vùng đệm và vùng phụ cận.
Việc đổ đất đá, đắp, kè ven bờ biển để xây dựng nhà ở, khách sạn, hoặc các công trình khác phải tuân theo quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?