Bảo trì nhà ở là gì? Trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở?
Bảo trì nhà ở là gì?
Bảo trì nhà ở được giải thích tại khoản 11 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.
Theo đó, bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.
Bảo trì nhà ở là gì? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở?
Trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì trách nhiệm bảo trì nhà ở được quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Bảo trì nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó.
2. Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, quy hoạch và pháp luật về tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa.
3. Chủ sở hữu, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở; trường hợp bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này.
Theo quy định trên, trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó.
Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, quy hoạch và pháp luật về tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa.
Chủ sở hữu, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở; trường hợp bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này.
Chủ sở hữu nhà ở có quyền và nghĩa vụ gì trong việc bảo trì nhà ở?
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì nhà ở được quy định tại Điều 88 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
b) Bồi thường cho người khác trong trường hợp gây thiệt hại;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.
Theo đó, chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì nhà ở:
- Được tự thực hiện việc bảo trì hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì; trường hợp pháp luật quy định phải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì nhà ở:
- Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì nhà ở của họ;
- Bồi thường cho người khác trong trường hợp gây thiệt hại;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC? Tải về bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác?
- Tổng hợp mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng của tổ chức Công đoàn chuẩn Quyết định số 999?
- Danh sách Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ từ ngày 26/11/2024 theo Nghị định 126 như thế nào?
- Thông tin về lựa chọn nhà thầu nào không được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định?
- Tỷ lệ thanh toán khi thuê mua nhà ở theo Luật Nhà ở mới? Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở khi thuê mua nhà ở?