Báo Thanh tra là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ có đúng không? Cơ cấu tổ chức của Báo Thanh tra như thế nào?
Báo Thanh tra là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về vị trí và chức năng của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí, chức năng
Báo Thanh tra (sau đây gọi tắt là Báo) là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xây dựng lực lượng ngành Thanh tra; thông tin trung thực, khách quan, kịp thời về hoạt động của ngành Thanh tra theo quy định của Luật Báo chí và của Thanh tra Chính phủ.
Báo là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính của Báo đặt tại thành phố Hà Nội.
Báo Thanh tra là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.
Báo Thanh tra có các chức năng sau:
+ Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
+ Xây dựng lực lượng ngành Thanh tra;
+ Thông tin trung thực, khách quan, kịp thời về hoạt động của ngành Thanh tra theo quy định của Luật Báo chí và của Thanh tra Chính phủ.
Báo Thanh tra là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ có đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Báo Thanh tra như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
a) Lãnh đạo Báo có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.
b) Các đơn vị trực thuộc Báo, gồm:
- Phòng Phóng viên khu vực 1 (Phòng I);
- Phòng Phóng viên khu vực 2 (Phòng II);
- Phòng Phóng viên khu vực 3 (Phòng III);
- Phòng Phóng viên khối cơ quan Trung ương (Phòng IV);
- Phòng Trị sự - Bạn đọc;
- Phòng Thư ký Biên tập.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trực thuộc do Tổng Biên tập quy định.
2. Số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Báo Thanh tra như sau:
- Lãnh đạo Báo Thanh tra là Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.
- Các đơn vị trực thuộc Báo Thanh tra bao gồm:
+ Phòng Phóng viên khu vực 1 (Phòng I);
+ Phòng Phóng viên khu vực 2 (Phòng II);
+ Phòng Phóng viên khu vực 3 (Phòng III);
+ Phòng Phóng viên khối cơ quan Trung ương (Phòng IV);
+ Phòng Trị sự - Bạn đọc;
+ Phòng Thư ký Biên tập.
Nhiệm vụ của Báo Thanh tra là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về nhiệm vụ của Báo Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành như sau:
- Báo Thanh tra có trách nhiệm hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong Giấy phép xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định của Luật Báo chí và pháp luật thanh tra;
- Tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành Báo và các ấn phẩm phụ theo quy định của Giấy phép hoạt động báo chí, các văn bản pháp luật có liên quan và chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Thông tin, tuyên truyền, phản ánh kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
- Thông tin kịp thời tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và hoạt động của Thanh tra Chính phủ, các cơ quan Thanh tra bộ, ngành, địa phương; hoạt động về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên Báo; tổ chức tuyên truyền các chuyên đề theo yêu cầu, nhiệm vụ Thanh tra Chính phủ giao;
- Tuyên truyền, giới thiệu các nhân tố mới, người tốt, việc tốt; tham gia phòng, chống tham nhũng; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo sự phân công của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;
- Tiếp nhận, xử lý, xác minh, tuyên truyền các thông tin, phản ánh của bạn đọc;
- Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, thi tìm hiểu pháp luật và các hoạt động từ thiện xã hội trong và ngoài ngành Thanh tra;
- Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động, đội ngũ cộng tác viên của Báo theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?