Bảo tàng hạng II phải đáp ứng được các điều kiện như thế nào về nhân sự làm việc? Cần có bao nhiêu thạc sĩ và tiến sĩ?
Bảo tàng ở Việt Nam được xếp thành bao nhiêu hạng? Cơ quan nào có thẩm quyền xếp hạng bảo tàng ở Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định bảo tàng Việt Nam được xếp thành 03 hạng:
1. Bảo tàng hạng I;
2. Bảo tàng hạng II;
3. Bảo tàng hạng III.
Và tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục và hồ sơ xếp hạng bảo tàng
1. Thẩm quyền xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I đối với bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bảo tàng hạng II (Hình từ Internet)
Bảo tàng hạng II phải đáp ứng được các điều kiện như thế nào về nhân sự làm việc? Cần có bao nhiêu thạc sĩ và tiến sĩ?
Tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng có nêu như sau:
Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng
...
2. Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;
b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;
c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;
d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;
đ) Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
...
Theo đó, yêu cầu về nhân sự đối với bảo tàng hạng II là có từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng. Không quy định bắt buộc phải có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Hồ sơ và thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng II được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về thủ tục và hồ sơ xếp hạng bảo tàng hạng II như sau:
Thẩm quyền, thủ tục và hồ sơ xếp hạng bảo tàng
...
2. Thủ tục xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:
...
b) Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III
Đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
Đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng. Đối với bảo tàng cấp tỉnh và bảo tàng ngoài công lập, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định việc xếp hạng bảo tàng.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, thỏa thuận.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ra quyết định xếp hạng bảo tàng.
3. Hồ sơ xếp hạng bảo tàng gồm:
a) Văn bản đề nghị xếp hạng bảo tàng của người đứng đầu bảo tàng;
b) Văn bản đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Báo cáo hiện trạng bảo tàng theo tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng quy định tại Điều 30 Nghị định này và các tài liệu có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?