Bảo lĩnh và bảo lãnh là khác hay giống nhau? Nhiều người có thể cùng bảo lãnh cho một người không?

Tôi có một thắc liên quan đến 2 thuật ngữ là bảo lĩnh và bảo lãnh. Cho tôi hỏi hai thuật ngữ này là giống hay khác nhau? Tôi mong mình sẽ nhận được câu trả lời trong thời gian sớm. Câu hỏi của chị Thu Hiền ở Lâm Đồng.

Bảo lĩnh và bảo lãnh là khác hay giống nhau?

Theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:

Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Căn cứ Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh như sau:

Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
...

Theo quy định trên, bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Còn bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam trong tố tụng hình sự. Và căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Bảo lĩnh và bảo lãnh

Bảo lĩnh và bảo lãnh (Hình từ Internet)

Phạm vi bảo lãnh được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 về phạm vi bảo lãnh như sau:

Phạm vi bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Theo đó, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Và nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nhiều người có thể cùng bảo lãnh cho một người không?

Căn cứ Điều 338 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nhiều người cùng bảo lãnh như sau:

Nhiều người cùng bảo lãnh
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Như vậy, nhiều người có thể cùng bảo lãnh cho một người (một nghĩa vụ).

Lúc này, những người này sẽ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập. Bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Bảo lãnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong kỳ doanh nghiệp không có các khoản nợ trung và dài hạn thì có được bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn không?
Pháp luật
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Tỷ lệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng giữa các bên là bao nhiêu?
Pháp luật
Một thành viên đồng bảo lãnh được miễn thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì các thành viên còn lại có được miễn theo hay không?
Pháp luật
Bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh được quyền điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất hay không?
Pháp luật
Bảo lĩnh và bảo lãnh là khác hay giống nhau? Nhiều người có thể cùng bảo lãnh cho một người không?
Pháp luật
Bảo lãnh và bảo lĩnh trong hình sự có giống nhau không?
Pháp luật
Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam mới nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức kinh tế sau khi thực hiện bảo lãnh cho người không cư trú thì sẽ thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh như thế nào?
Pháp luật
Bị công an bắt khám xét trên người có 05 tép ma túy đá số lượng ít thì gia đình có làm giấy bảo lãnh tại ngoại được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo lãnh
699 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo lãnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo lãnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào