Bảo lãnh là gì? Nghĩa vụ bảo lãnh có gồm cả tiền lãi trên nợ gốc và tiền bồi thường thiệt hại không?
- Bảo lãnh là gì? Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không?
- Nghĩa vụ bảo lãnh có gồm cả tiền lãi trên nợ gốc và tiền bồi thường thiệt hại không?
- Trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh của từng người được phân định ra sao?
- Việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định ra sao?
Bảo lãnh là gì? Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không?
Tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 có giải thích về bảo lãnh như sau:
Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo đó, bảo lãnh được hiểu là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Dẫn chiếu đến Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Theo quy định này thì bảo lãnh là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Bảo lãnh là gì? Nghĩa vụ bảo lãnh có gồm cả tiền lãi trên nợ gốc và tiền bồi thường thiệt hại không? (hình từ internet)
Nghĩa vụ bảo lãnh có gồm cả tiền lãi trên nợ gốc và tiền bồi thường thiệt hại không?
Phạm vi bảo lãnh được quy định tại Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phạm vi bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Theo quy định này thì nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh của từng người được phân định ra sao?
Nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 338 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Nhiều người cùng bảo lãnh
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Theo đó, khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Cũng theo quy định này, khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định ra sao?
Việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định tại Điều 341 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
- Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tháng 1 bình an, may mắn? Tháng 1 có những ngày lễ lớn nào? Tết Dương lịch có bắn pháo hoa?
- Mức quà tặng cho thân nhân liệt sỹ nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ theo Quyết định 1301 là bao nhiêu?
- Lời chúc Tết Dương lịch dành cho bố mẹ ý nghĩa, cảm động? Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày Tết Dương lịch được tính thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị đăng ký chứng chỉ quỹ đóng mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký chứng chỉ quỹ đóng?
- Khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73 được bao nhiêu tiền? Đối tượng nào được khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73?