Báo hiệu được sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng yêu cầu gì?

Tôi có thắc mắc là các báo hiệu được sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng yêu cầu gì? Giới hạn số giờ nổ máy của các phương tiện để thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trong bao lâu? - Câu hỏi của anh Nhựt Trường (TP. HCM).

Báo hiệu được sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa cần đáp ứng yêu cầu gì?

dieu-tiet-bao-dam-an-toan-giao-thong-duong-thuy-noi-dia

Có mấy cách thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
1. Quy định chung về báo hiệu:
a) Các báo hiệu được sử dụng gồm:
Báo hiệu thông báo chỉ dẫn (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở, và báo hiệu phụ) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu;
Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);
Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu. Nếu không có trạm điều tiết thì bố trí chung tại khu vực bố trí báo hiệu thông báo;
Phao báo hiệu được bố trí trên luồng để giới hạn vùng nước hoặc luồng tàu chạy.
b) Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế; báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết bảo đảm an toàn giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu.
c) Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 05mét.
d) Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định.
đ) Báo hiệu được thiết lập phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa.
...

Theo đó, các báo hiệu được sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa gồm:

+ Báo hiệu thông báo chỉ dẫn (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở, và báo hiệu phụ) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu;

+ Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);

+ Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu. Nếu không có trạm điều tiết thì bố trí chung tại khu vực bố trí báo hiệu thông báo;

+ Phao báo hiệu được bố trí trên luồng để giới hạn vùng nước hoặc luồng tàu chạy.

Các báo hiệu được sử dụng nêu trên cần đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

+ Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế; báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết bảo đảm an toàn giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu.

+ Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 05mét.

+ Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định.

+ Báo hiệu được thiết lập phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa.

Lưu ý: Việc bố trí các báo hiệu cần căn cứ vào điều kiện thực tế để điều chỉnh cho phù hợp, không trùng lặp với các báo hiệu đã có trong khu vực.

Có mấy cách thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?

Theo khoản 2, 3 Điều 8 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện theo 02 cách, cụ thể như sau:

(1) Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa:

+ Hệ thống báo hiệu phải được lắp đặt tại nơi có tầm nhìn bao quát, không bị che khuất và đặt tại các vị trí quy định như sau: tại thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 800 mét; tại hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 500 mét; tại trung tâm, đặt cách khu vực thi công công trình về phía thượng lưu không quá 200 mét;

+ Báo hiệu trên bờ: tại mỗi vị trí điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bố trí 02 cụm báo hiệu tại thượng và hạ lưu công trình bao gồm: 01 bộ báo hiệu cấm đỗ; 01 bộ báo hiệu chú ý nguy hiểm; 01 bộ báo hiệu cấm vượt; 01 bộ báo hiệu cấm tàu thuyền quay trở; 01 bộ báo hiệu quy định lai dắt (bao gồm một hoặc các loại báo hiệu: báo hiệu thông báo đoàn lai dắt bị hạn chế; báo hiệu thông báo chiều rộng đoàn lai dắt bị hạn chế; báo hiệu thông báo chiều dài đoàn lai dắt bị hạn chế); 01 bộ báo hiệu báo chiều cao tĩnh không bị hạn chế; 01 bộ báo hiệu báo chiều sâu luồng bị hạn chế; 01 bộ báo hiệu báo chiều rộng luồng bị hạn chế;

+ Báo hiệu dưới nước: bố trí về phía thượng, hạ lưu mỗi phía tối thiểu 02 cặp phao dẫn luồng; đối với khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy; đối với khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy.

(2) Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa:

+ Trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thuận tiện khi điều hành, dễ bao quát, không bị che khuất tầm nhìn thuận lợi cho công tác cảnh giới và đặt tại các vị trí quy định như sau: trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phía thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 800 mét; trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phía hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 500 mét; trạm trung tâm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đặt cách khu vực thi công công trình về phía thượng lưu không quá 200 mét;

+ Báo hiệu trên bờ: bố trí theo quy định tại khoản 2 Điều này và bổ sung 01 bộ báo hiệu điều khiển sự đi lại;

+ Báo hiệu dưới nước: nếu khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy; nếu khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy.

Giới hạn số giờ nổ máy của các phương tiện để thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trong bao lâu?

Theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
5. Phương tiện, nhân lực tại trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông:
a) Mỗi trạm bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 33 CV đến 90 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 25 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực điều tiết để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng từ bờ ra đảo, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng không quá 150 CV đối với tàu và 200 CV đối với xuồng cao tốc;
b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy điều tiết (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên trực tại mỗi trạm (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 02 người/ca; lực lượng phối hợp tại mỗi trạm (khi cần thiết) bố trí 01 người/ca;
c) Quy định về số giờ nổ máy của các phương tiện để thực hiện điều tiết tại hiện trường:
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,0 giờ/ngày;
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ngày;
Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ngày.
d) Các dụng cụ, thiết bị khác tối thiểu cho 01 trạm bao gồm: 01 bảng hiệu (ghi tên trạm, tên công trình, đơn vị thực hiện, điện thoại liên lạc…); 01 bộ loa nén; 01 cờ hiệu; 01 tủ thuốc cứu sinh; 01 bộ đàm (điện thoại); 02 đèn pin; 01 thước đọc mực nước; 01 ống nhòm và dụng cụ cứu sinh theo quy định. Các dụng cụ, trang thiết bị này phải còn hoạt động.

Theo đó, căn cứ trên quy định số giờ nổ máy của phương tiện tại trạm điều tiết thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, cụ thể:

+ Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,0 giờ/ngày;

+ Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ngày;

+ Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ngày.

Đường thuỷ nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì?
Pháp luật
Trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì mức phí duy tu, bảo dưỡng tàu tuần tra, xuồng cứu hộ cứu nạn được quy định thế nào?
Pháp luật
Hành vi để gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng đường thủy nội địa có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì? Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không? Có bị xử phạt không?
Pháp luật
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Pháp luật
Mức phạt vi phạm về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào?
Pháp luật
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt thế nào?
Pháp luật
Kinh phí bảo trì luồng đường thủy nội địa, giá trị sản phẩm tận thu được xác định như thế nào?
Pháp luật
Các phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa muốn vượt nhau thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường thuỷ nội địa
1,872 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường thuỷ nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường thuỷ nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào