Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáo tài chính năm cho Bộ Tài chính trong thời hạn bao lâu sau khi kết thúc năm tài chính?
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáo tài chính năm cho Bộ Tài chính trong thời hạn bao lâu sau khi kết thúc năm tài chính?
- Ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
- Kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho những đơn vị nào?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáo tài chính năm cho Bộ Tài chính trong thời hạn bao lâu sau khi kết thúc năm tài chính?
Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm được quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 312/2016/TT-BTC (Điều này được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Chế độ báo cáo
...
3. Thời hạn gửi báo cáo, nơi gửi báo cáo:
a) Báo cáo tháng gửi chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng và gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Báo cáo quý gửi chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Báo cáo năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất trong vòng 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.
4. Phương thức gửi báo cáo:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện báo cáo dưới hình thức văn bản giấy và được gửi đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 23 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định:
Kế toán, thống kê
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Năm tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch.
Theo quy định thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáo tài chính năm cho Bộ Tài chính chậm nhất trong vòng 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.
Năm tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch.
Như vậy, chậm nhất là trong vòng 90 ngày kể từ ngày 31 tháng 12, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáo tài chính năm cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể gửi báo cáo bằng một trong hai hình thức sau đây:
(1) Gửi trực tiếp;
(2) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải gửi báo cáo tài chính năm cho Bộ Tài chính trong thời hạn bao lâu sau khi kết thúc năm tài chính? (Hình từ Internet)
Ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
Tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 312/2016/TT-BTC) như sau:
Chế độ báo cáo
Định kỳ (quý, năm) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi các Báo cáo nghiệp vụ, Báo cáo thống kê, Báo cáo tài chính và các Báo cáo định kỳ, đột xuất khác theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.
1. Các loại báo cáo:
a) Bảng cân đối tài khoản cấp III theo định kỳ tháng;
b) Bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản);
c) Báo cáo kết quả hoạt động;
d) Thuyết minh Báo cáo tài chính:
- Tình hình tăng giảm tài sản cố định;
- Thực hiện lao động, tiền lương - thu nhập;
- Tình hình tăng, giảm biến động nguồn vốn, sử dụng vốn;
- Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ.
đ) Báo cáo về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại hàng năm theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính năm.
Kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho những đơn vị nào?
Kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Kiểm toán
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận. Kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định thì báo cáo tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận.
Đồng thời, kết quả và báo cáo kết quả thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?