Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại đúng không?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 312/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC như sau:
Quản lý tiền thu được từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải theo dõi, hạch toán riêng các khoản thu được từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được trích một phần nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bù đắp chi phí.
a) Hàng năm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng mức trích từ nguồn thu hoạt động đầu tư vốn hoạt động để hạch toán vào thu nhập và gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 1 năm kế hoạch, kèm theo phương án sử dụng vốn, dự kiến thu nhập, chi phí và các tài liệu khác có liên quan.
b) Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định mức cụ thể được trích cho năm kế hoạch cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mức trích được xác định theo nguyên tắc đảm bảo để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bù đắp chi phí hoạt động nghiệp vụ và trích lập các quỹ theo quy định.
c) Mức trích được xem xét, thay đổi trên cơ sở ý kiến đề nghị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nếu trong năm kế hoạch, Nhà nước thay đổi chính sách về bảo hiểm tiền gửi hoặc có nguyên nhân khách quan bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này ảnh hưởng đến nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ số tiền còn lại sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Và theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 312/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng vốn
...
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu Chính phủ, mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
...
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại đúng không? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc sử dụng vốn
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động vốn và tài sản trong quá trình hoạt động, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm thất thoát vốn, hư hỏng, mất mát tài sản.
3. Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 30% giá trị vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển hạch toán trên sổ sách kế toán. Việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí và trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị phê duyệt.
...
Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phép đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình nếu giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 30% giá trị vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển hạch toán trên sổ sách kế toán.
Việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí và trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1394/QĐ-TTg năm 2013 được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1434/QĐ-TTg năm 2023 có quy định như sau:
Về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi ngày 18 tháng 6 năm 2012.
2. Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.281.018.572.109 đồng.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trụ sở chính ở thành phố Hà Nội, văn phòng đại diện và các chi nhánh ở một số khu vực.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Deposit Insurance of Vietnam, viết tắt là DIV
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì vốn điều lệ của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.281.018.572.109 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?