Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào? Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ có những nội dung gì?
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào?
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ là đối tượng áp dụng của Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cụ thể tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP) gồm:
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”).
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Đồng thời những đối tượng nêu trên phải tuân thủ nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP như sau:
- Phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.
- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
- Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào?
Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ có những nội dung gì?
Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 7a vào Nghị định 23/2018/NĐ-CP có nội dung như sau:
"Điều 7a. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
b) Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
c) Địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
d) Tài sản được bảo hiểm;
đ) Số tiền bảo hiểm;
e) Mức khấu trừ bảo hiểm;
g) Thời hạn bảo hiểm;
h) Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
i) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm;
k) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này"
Như vậy một Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải có những nội dung nêu trên mới được xem là hợp pháp.
Mua bảo hiểm cháy nổ sẽ được bảo đảm thiệt hại với các đối tượng nào của bên mua?
Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó. Về đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
- Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
Số tiền được bảo hiểm cháy nổ bồi thường khi có thiệt hại là bao nhiêu?
Về số tiền bảo hiểm tối thiểu tại Điều 5 Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có nêu như sau:
"Điều 5. Số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan."
Như vậy số tiền bồi thường sẽ dựa vào giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản thiệt hại thuộc đối tượng của bảo hiểm tại thời điểm bảo hiểm được giao kết giữa bên mua và bên bán.
Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?