Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ theo quy định đúng không?
Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ đúng không?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 thì đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự, gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ;
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự, gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ.
Vị trí, chức năng của Báo Giáo dục và Thời đại được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 2436/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Vị trí, chức năng
1. Báo Giáo dục và Thời đại là cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là diễn đàn của ngành Giáo dục và của toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo Việt Nam.
Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng thương mại; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội; hoạt động theo cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Báo Giáo dục và Thời đại có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tác quản lý chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động của ngành Giáo dục; tổ chức các hoạt động dịch vụ về truyền thông, quảng cáo và phát hành các ấn phẩm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động theo cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ.
Báo Giáo dục và Thời đại - Cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Báo Giáo dục và Thời đại chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của cơ quan nào?
Báo Giáo dục và Thời đại chịu sự quản lý nhà nước về báo chí theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2436/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Nguyên tắc hoạt động
Báo Giáo dục và Thời đại hoạt động theo Luật Báo chí của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chịu sự chỉ đạo về chính trị, tư tưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương; chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Theo quy định trên, Báo Giáo dục và Thời đại chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Báo Giáo dục và Thời đại có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nào?
Báo Giáo dục và Thời đại có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được quy định tại Điều 3 Quyết định 2436/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Báo Giáo dục và Thời đại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định đối với cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương hướng và kế hoạch phát triển của Báo trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, chủ trì xây dựng phương án phát triển, đổi mới về nội dung và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Đề xuất các chương trình, đề án, dự án truyền thông của ngành Giáo dục và tổ chức các sự kiện phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành Giáo dục.
3. Truyền thông về giáo dục để tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận của xã hội với các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; giới thiệu, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong ngành Giáo dục; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ để xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động của ngành được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các cơ quan truyền thông khác để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền và phản ánh tình hình hoạt động giáo dục.
4. Tổ chức các hoạt động dịch vụ về truyền thông, quảng cáo, phát hành các ấn phẩm, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung về lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật; thực hiện hoạt động kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các báo, tạp chí, tổ chức, cá nhân trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hệ thống đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành để đảm bảo thông tin kịp thời, đầy đủ, sát với thực tiễn hoạt động của ngành và yêu cầu thông tin của xã hội.
6. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Báo.
7. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý tài sản của Báo theo quy định của pháp luật.
8. Sơ kết, tổng kết; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; quản lý hồ sơ, tài liệu của Báo và nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.
Theo đó, Báo Giáo dục và Thời đại thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định đối với cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?