Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động thì diễn viên phải có trách nhiệm như thế nào? Diễn viên phải bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc như thế nào?
Diễn viên có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL, có quy định về giải thích từ ngữ người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như sau:
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao là huấn luyện viên, vận động viên, hướng dẫn viên thể thao.
Như vậy, theo quy định trên thì diễn viên là người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động thì diễn viên phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động thì diễn viên phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL, có quy định về xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động như sau:
Xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của nội quy, quy trình bao gồm:
a) Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
b) Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
c) Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
d) Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì diễn viên có trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động như sau: Diễn viên phải chấp hành nội quy, quy trình, kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
Diễn viên phải bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL, có quy định về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức trại sáng tác, tổ chức giải thi đấu thể thao có trách nhiệm:
a) Xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong thể lệ, điều lệ cuộc thi, giải thi đấu;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân tham gia bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
Như vậy, theo quy định trên thì diễn viên phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo đúng quy định của pháp luật.,
Diễn viên có được hưởng chế độ bảo hộ lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL, có quy định về bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động như sau:
Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
1. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
2. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm:
a) Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;
c) Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì diễn viên được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?