Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng có gì khác nhau?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu hình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
...
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
Lập dự án đầu tư xây dựng
1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
b) Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;
c) Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.
3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Đối chiếu với các quy định trên và các quy định tại Điều 53 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) và Điều 54 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), có thể thấy báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng có sự khác nhau như sau:
Tiêu chí | Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi | Báo cáo nghiên cứu khả thi |
Mục đích | Đánh giá sơ bộ, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng. | Đánh giá chi tiết, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. |
Nội dung, chi tiết | Khái quát, sơ bộ | Chi tiết, toàn diện |
Thời điểm lập | Lập ở giai đoạn đầu. | Lập sau khi có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (trừ trường hợp không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi). |
Tính bắt buộc | Bắt buộc đối với các dự án sau đây: + Dự án quan trọng quốc gia; + Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; + Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; + Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội. | Bắt buộc với tất cả dự án (trừ dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân). |
Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được quy định thế nào?
Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 59 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), cụ thể như sau:
(1) Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(2) Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án sử dụng vốn đầu tư công được quy định như sau:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia, thời gian thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Đối với dự án nhóm A, thời gian thẩm định không quá 40 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 35 ngày;
- Đối với dự án nhóm B, thời gian thẩm định không quá 30 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 25 ngày;
- Đối với dự án nhóm C, thời gian thẩm định không quá 20 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 15 ngày.
(3) Đối với dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại khoản (2), thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
+ Trường hợp dự án phải thực hiện thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thì thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản (2);
+ Riêng dự án quan trọng quốc gia không sử dụng vốn đầu tư công, thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 80 ngày.
Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 60 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
(2) Đối với dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Đối với dự án PPP, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
(4) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, trừ dự án quy định tại khoản (2) và đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% năm 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024?
- Cách viết Bản tường trình học sinh cấp 1 có hành vi trộm cắp đồ dùng học tập của bạn cùng lớp? Tải mẫu?
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 tại Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thế nào?
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?