Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những nội dung chính nào theo quy định?
- Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những nội dung chính nào theo quy định?
- Yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như thế nào?
- Bộ quản lý lĩnh vực thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như thế nào?
Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những nội dung chính nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 28 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT về xây dựng báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực:
Theo đó, báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Thông tin về đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải;
- Thông tin về các biện pháp chính sách;
- Thông tin về phương pháp đo đạc và tổ chức đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của từng biện pháp chính sách;
- Kết quả tính toán mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của từng biện pháp chính sách và của toàn lĩnh vực trong kỳ báo cáo.
Lưu ý: Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực phải được hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hằng năm kể từ năm 2024.
Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những nội dung chính nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về nội dung hoạt động đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Theo đó, yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như sau:
- Đo đạc phải được thực hiện theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc.
+ Phương pháp đo đạc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
- Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
+ Báo cáo phải bảo đảm tính toàn diện của các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được xây dựng theo các quy định về biểu mẫu, phương thức và thời gian quy định tại quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Thẩm định báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do đơn vị đủ điều kiện thực hiện theo trình tự do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Bộ quản lý lĩnh vực thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định Bộ quản lý lĩnh vực thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp;
- Hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong phạm vi quản lý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Hướng dẫn việc lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy mô và ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
Trong đó, các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3) (theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020).
Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?