Báo cáo dự toán ngân sách địa phương bao gồm những nội dung nào? Việc thẩm tra dự toán ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Căn cứ để lập báo cáo dự toán ngân sách địa phương là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế Lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP về căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương như sau:
Lập báo cáo dự toán ngân sách địa phương
...
2. Căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới;
b) Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách;
c) Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương (đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương;
d) Tình hình thực hiện ngân sách địa phương năm hiện hành;
đ) Nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao; nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách được phân cấp; báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, địa phương cấp dưới trực tiếp;
e) Các căn cứ khác theo quy định tại Điều 41 Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
...
Theo đó, việc lập báo cáo dự toán ngân sách địa phương sẽ dựa trên những căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Ngân sách địa phương (Hình từ Internet)
Báo cáo dự toán ngân sách địa phương bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP quy định về nội dung báo cáo dự toán ngân sách địa phương như sau:
Lập báo cáo dự toán ngân sách địa phương
...
4. Nội dung báo cáo dự toán ngân sách địa phương:
a) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm hiện hành:
- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh; tình hình vay, trả nợ của địa phương;
- Tình hình thực hiện các giải pháp tài chính - ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cấp trên, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
- Những giải pháp bổ sung để tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách.
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 12 đến số 14)
b) Dự toán ngân sách địa phương năm sau:
- Các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở xây dựng dự toán thu, chi ngân sách theo chế độ quy định;
- Mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách địa phương;
- Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bảo đảm không thấp hơn dự toán thu ngân sách nhà nước được cấp trên giao;
- Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (bao gồm số bổ sung cân đối ngân sách và số bổ sung có mục tiêu). Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, phải kèm theo căn cứ xác định số bổ sung cân đối ngân sách;
- Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi vay (nếu có), chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi chương trình mục tiêu. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ. Trong chi đầu tư phát triển báo cáo rõ việc xử lý nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước;
- Các tài liệu thuyết minh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương;
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh, phương án vay bù đắp bội chi (Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài). Báo cáo trả nợ gốc ngân sách địa phương; mức dư nợ vay, nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn phải trả, số lãi phải trả trong năm, số vay, khả năng trả nợ trong năm và số dư nợ đến cuối năm;
- Các chủ trương, giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 15 đến số 18)
Theo đó, báo cáo dự toán ngân sách địa phương bao gồm tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm hiện hành và dự toán ngân sách địa phương năm sau được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 5 nêu trên.
Việc thẩm tra dự toán ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 31/2017/NĐ-CP quy định về thẩm tra dự toán ngân sách địa phương như sau:
Nội dung thẩm tra
...
3. Thẩm tra dự toán ngân sách địa phương:
a) Thẩm tra về đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm hiện hành và những nội dung cơ bản tổ chức thực hiện các giải pháp tài chính - ngân sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Thẩm tra dự toán ngân sách địa phương: Mục tiêu, nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương; các căn cứ, yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách;
c) Thẩm tra bội chi ngân sách địa phương, phương án vay bao gồm: Vay bù đắp bội chi, vay trả nợ gốc và khả năng cân đối nguồn trả nợ của ngân sách địa phương về các nội dung: Sự cần thiết phải vay, mức vay, phương thức, thời gian vay, lãi suất, phương án sử dụng tiền vay và mức trả nợ hằng năm.
...
Như vậy, việc thẩm tra dự toán ngân sách địa phương bao gồm những nội dung như:
+ Thẩm tra về đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm hiện hành và những nội dung cơ bản tổ chức thực hiện các giải pháp tài chính - ngân sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Thẩm tra dự toán ngân sách địa phương.
+ Thẩm tra bội chi ngân sách địa phương, phương án vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?