Bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại được quy định như thế nào? Thùng chứa chất thải nguy hại có bắt buộc phải có nắp đậy không?
Chất thải nguy hại là gì?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 giải thích từ ngữ "chất thải nguy hại" như sau:
"20. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác."
Chất thải nguy hại (Hình từ Internet)
Bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 36 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại như sau:
"1. Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vỏ bao bì có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ;
b) Chịu va chạm, không hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng bình thường;
c) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài;
d) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng.
2. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vỏ có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;
b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
c) Có dấu hiệu cảnh báo theo quy định;
d) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi;
đ) Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp khác để che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong."
Theo đó, đối với chủ xử lý chất thải nguy hại thì phải đảm bảo yêu cầu về bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) cần phải có nắp đậy kín và thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín nhằm ngăn chất thải rõ rì hoặc bay hơi ra ngoài.
Đối với lưu trữ chất thải rắn thông thường thì yêu cầu bao bì cứng có nắp đậy kín.
Đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi; thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín.
Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái che hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
Bao bì, thiết bị lưu chứa không đảm bảo yêu cầu thì chủ xử lý chất thải nguy hại sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 25/08/2022) quy định:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định hoặc sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 25/08/2022) quy định:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy nếu không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân còn tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần.
Trước đây, điểm d khoản 5, điểu c, điểm d Khoản 12 Điều 21 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 25/08/2022) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
...
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;
b) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại;
d) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
đ) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 25/08/2022) quy định:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?