Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự 2023? Cần lưu ý gì khi tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự?
Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự 2023?
Căn cứ Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý.
Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự được hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP. Tại đây.
Cụ thể như sau:
Tải Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự Tại đây.
Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự 2023? Cần lưu ý gì khi tính khoán chi vụ việc tham gia TTHS?
Cần lưu ý gì khi tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự?
Căn cứ nội dung tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP, khi tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Mức khoán chi vụ việc phải căn cứ vào công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
- Trường hợp không thực hiện một hoặc một số công việc thì sẽ bị trừ số buổi theo các mức tương ứng sau:
+ Đối với loại tội ít nghiêm trọng : Tối thiểu 0,5 buổi;
+ Đối với tội nghiêm trọng : Tối thiểu 01 buổi;
+ Đối với tội rất nghiêm trọng : Tối thiểu 1,5 buổi;
+ Đối với đặc biệt nghiêm trọng : Tối thiểu 02 buổi.
- Trường hợp không thực hiện tất cả các công việc trong nhóm công việc khoán thì sẽ trừ hết số buổi của nhóm công việc đó.
- Trường hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở.
- Vụ việc kết thúc do người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm rút yêu cầu hoặc đình chỉ.
Khi thực hiện khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện những công việc gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BTP về khoán chi vụ việc như sau:
Khoán chi vụ việc
...
3. Khi thực hiện khoán chi vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện các công việc như sau:
a) Đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự: thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Chi tiết các công việc cần phải thực hiện và mức khoán chi tối đa tương ứng (quy đổi theo buổi làm việc) cho mỗi vụ việc được thể hiện tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc tại Phụ lục số 01 thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở.
b) Đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự; tố tụng hành chính: thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều 5; khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Chi tiết các công việc cần phải thực hiện và mức khoán chi tối đa tương ứng (quy đổi theo buổi làm việc) cho mỗi vụ việc được thể hiện tại Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc tại Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở.
4. Khi thực hiện khoán chi vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và xác nhận về các công việc đã thực hiện vào Bảng kê công việc (Mẫu TP-TGPL-02) ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp 01 vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện trợ giúp pháp lý qua nhiều giai đoạn tố tụng thể hiện tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này thì mức khoán chi vụ việc được áp dụng theo các giai đoạn nhưng tối đa không quá 10 mức lương cơ sở.
Như vậy, khi thực hiện khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện những công việc sau:
- Thực hiện các công việc được xác định là căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BTP;
- Trường hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở;
- Kê các công việc và xác nhận về các công việc đã thực hiện vào Bảng kê công việc;
- Trường hợp 01 vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện trợ giúp pháp lý qua nhiều giai đoạn tố tụng thì mức khoán chi vụ việc được áp dụng theo các giai đoạn (tối đa không quá 10 mức lương cơ sở).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?