Bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được xây dựng như thế nào?
Bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo tinh thần tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, có đưa ra nội dung cải cách tiền lương về xây dựng 2 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Theo đó như tinh thần tại Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ được xây dựng theo công thức như sau:
Lương cán bộ, công chức, viên chức = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có). |
Bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được xây dựng dựa trên 05 yếu tố sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Xem thêm:
Đã có thời điểm cải cách tiền lương 2024 chính thức
Bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được xây dựng như thế nào? (Hình từ internet)
Lương cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ tăng bao nhiêu?
Theo nội dung của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có đưa ra nội dung cải cách đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Như vậy, căn cứ theo nội dung nêu trên thì sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành và bảo đảm không thấp hơn mức tiền lương hiện hưởng.
Ngoài ra, theo như tinh thần tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 thì ngoài các khoản thu nhập từ tiền lương và phụ cấp như hiện nay, sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì cán bộ, công chức, viên chức có thể sẽ được hưởng thêm một khoản thu nhập từ tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Bên cạnh đó, dự kiến sau cải cách tiền lương 2024 từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương 2024 thế nào?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, khoản thu nhập của cán bộ, công chức viên chức từ phụ cấp khi cải cách tiền lương 2024 như sau:
Khi cải cách tiền lương cơ cấu tiền lương mới sẽ gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Cụ thể tại điểm d tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tiếp tục hưởng 7 loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Khi tiến hành cải cách tiền lương sẽ gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Ngoài ra, khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Đồng thời, quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
Thực hiện khóan quỹ phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì thực hiện nhất quán trên tỷ lệ chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Qua đó, mức phụ cấp của các đối tượng này được quy định cụ thể theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?
- Quyết định 09/2024 quy định danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác, hủy hồ sơ kiểm toán ra sao?
- Toàn bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường từ 14 02 2025 theo Thông tư 29/2024 thế nào?