Bảng lương giáo viên từ 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu so với trước đây sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Bảng lương giáo viên từ 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu so với trước đây sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Dưới đây là bảng lương giáo viên từ 1 7 2024 so với bảng lương giáo viên trước 1 7 2024 kèm theo mức tăng
BẢNG LƯƠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
BẢNG LƯƠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
BẢNG LƯƠNG GIÁO VIÊN THCS
BẢNG LƯƠNG GIÁO VIÊN THPT
*Lưu ý: Bảng lương giáo viên từ 1 7 2024 trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, thưởng...
Bảng lương giáo viên từ 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu so với trước đây sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Cách tính lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV có nêu rõ cách tính lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
(Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | X | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Kinh phí thực hiện chế độ tiền lương đối với giáo viên từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện chế độ tiền lương đối với giáo viên như sau:
(1) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương:
- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí;
- Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
(2) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;
- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;
- Sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: thu tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước);
- Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao (không kể: thu tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước);
- Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có);
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
(3) Ngân sách trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở và thực hiện chế độ tiền thưởng năm 2024 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi đã thực hiện các quy định tại khoản (1) và khoản (2).
(4) Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện chế độ tiền thưởng của viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 do đơn vị tự đảm bảo theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 60/2021/NĐ-CP (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
- Hạn chót nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 tại TPHCM theo Công văn 28690 thế nào?
- Bé dưới 06 tuổi được bố mẹ đề nghị cấp thẻ căn cước có thực hiện thủ tục cấp thẻ qua ứng dụng VNeID không?
- Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
- Việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công có được thực hiện khi bên thuê trả lại nhà ở đang thuê không?