Bảng lương chính thức giáo viên mầm non từ ngày 01/07/2024 áp dụng bảng lương nào? Bảng lương từ ngày 01/01 đến 30/6/2024 được quy định ra sao?
- Bảng lương chính thức giáo viên mầm non từ ngày 01/07/2024 áp dụng bảng lương nào? Bảng lương từ ngày 01/01 đến 30/6/2024 được quy định ra sao?
- Mức phụ cấp chế độ ưu đãi nhà giáo đối với giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục công lập là bao nhiêu?
- Cách tính mức phụ cấp chế độ ưu đãi đối với giáo viên mầm non được quy định như thế nào?
Bảng lương chính thức giáo viên mầm non từ ngày 01/07/2024 áp dụng bảng lương nào? Bảng lương từ ngày 01/01 đến 30/6/2024 được quy định ra sao?
Ngày 01/10 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Từ ngày 01/07/2024, bảng lương được áp dụng cho giáo viên mầm non được áp dụng như sau:
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bảng lương này được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Theo đó, bảng lương từ ngày 01/01/2024-30/06/2024 của giáo viên mầm non được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương đối với giáo viên mầm non tại các trường mầm non công lập như sau:
Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26: hệ số lương viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 - 4,89.
Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25: hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 - 4,98.
Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24: hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đế - 6,38.
Xem thêm: Đối tượng công chức nào vẫn được giữ phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/07/2024
Bảng lương chính thức giáo viên mầm non từ ngày 01/07/2024 áp dụng bảng lương nào? (Hình từ Intermet)
Mức phụ cấp chế độ ưu đãi nhà giáo đối với giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục công lập là bao nhiêu?
Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo tại các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC như sau:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh).
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
Như vậy, đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non ở đồng bằng, thành phố, thị xã sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 35%.
Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 50%.
Cách tính mức phụ cấp chế độ ưu đãi đối với giáo viên mầm non được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?