Bảng giá đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2024 là bao nhiêu?
Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ban hành ngày 21/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng quy định giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, theo đó việc xác định giá đất tại đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định này được căn cứ như sau:
Nguyên tắc xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
- Giá các loại đất sau khi điều chỉnh theo các tỷ lệ và hệ số điều chỉnh tương ứng đối với từng loại đất theo Quy định này (không bao gồm hệ số điều chỉnh giá đất theo Bảng hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm) không được thấp hơn mức giá tối thiểu, không cao hơn mức giá tối đa trong khung giá của cùng loại đất theo quy định hiện hành của Chính phủ; trường hợp vượt thì lấy bằng khung giá đất của Chính phủ (Khung giá đã được điều chỉnh tỷ lệ % tăng tối đa theo quy định).
- Đối với đất ở và đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sau khi điều chỉnh theo các tỷ lệ và hệ số (bao gồm cả hệ số điều chỉnh giá đất theo Bảng hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm) không được thấp hơn giá đất nông nghiệp tại cùng vị trí, cùng khu vực.
- Giá đất tại Bảng giá đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.
Quy định về giá đất ở tại đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là bao nhiêu? Việc xác định giá dựa trên những nguyên tắc gì?
Giá đất ở tại đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
- Giá đất ở tại đô thị trên địa bàn các huyện, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt quy định tại các Bảng giá đất là mức giá chuẩn của Vị trí 1 (chưa bao gồm các tỷ lệ và hệ số điều chỉnh) của thửa đất (lô đất), khu đất có mặt tiếp giáp với đường, phố trong danh mục của Bảng giá.
- Vị trí đối với đất ở tại đô thị, gồm bốn (04) vị trí:
+ Vị trí 1: Diện tích của các thửa đất (lô đất) hoặc khu đất có mặt tiếp giáp với đường, phố (mặt tiền đường).
+ Vị trí 2, 3 và 4: Diện tích của các thửa đất (lô đất) hoặc khu đất có mặt tiếp giáp với đường hẻm.
- Phân loại đường hẻm:
+ Hẻm cấp A là các hẻm trải nhựa, bê tông, xi măng, đá chẻ.
+ Hẻm cấp B là các đường hẻm còn lại (không bao gồm hẻm bậc cấp).
+ Hẻm bậc cấp là các hẻm có từ 02 bậc cấp trở lên mà xe ô tô không lưu thông được.
- Xác định giá đất ở tại đô thị theo vị trí:
+ Giá đất của Vị trí 1 (mặt tiền đường, phố) được xác định bằng mức giá chuẩn Vị trí 1 (giá đất của đường, phố có trong danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị), nhân (x) với các hệ số (nếu có các điều kiện tương ứng), gồm: Hệ số địa hình (KĐH), Hệ số thuận lợi (KTL), Hệ số giáp ranh (KGR), theo công thức sau:
Giá đất Vị trí 1 = Giá chuẩn Vị trí 1 x KĐH x KTL x KGR.
+ Giá đất Vị trí 2, 3, 4 được tính bằng Hệ số vị trí (KVT) theo mức giá chuẩn Vị trí 1 của đường, phố (giá đất của đường, phố có trong danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị) thông với đường hẻm đó, nhân (x) với các hệ số (nếu có các điều kiện tương ứng), gồm: Hệ số địa hình (KĐH), Hệ số thuận lợi (KTL), Hệ số giáp ranh (KGR), theo công thức sau:
Giá đất Vị trí 2, 3, 4 = Giá chuẩn Vị trí 1 x KGR x KVT x KĐH x KTL.
Việc xác định giá đất Vị trí 2, 3, 4 theo công thức trên đây chỉ áp dụng đối với các con đường, đoạn đường (có hoặc chưa có tên gọi) không nằm trong danh mục của các Bảng giá đất ở tại đô thị.
Các hệ số điều chỉnh để xác định giá đất theo vị trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Hệ số địa hình (KĐH): Thửa đất (lô đất), khu đất (bao gồm tất cả các trường hợp trên đất có hoặc chưa có công trình xây dựng, như: nhà ở, công trình kiến trúc,...) có địa hình cao hoặc thấp hơn so với mặt đường mà thửa đất (lô đất), khu đất đó tiếp giáp tính giá đất (được xác định theo hiện trạng thực tế tại thời điểm xác định giá đất) thì áp dụng Hệ số địa hình (KĐH) theo bảng sau:
Trường hợp thửa đất (lô đất), khu đất có địa hình dốc hoặc thực tế có các phần diện tích có địa hình chênh lệch khác nhau so với mặt đường thì việc xác định địa hình chênh lệch so với mặt đường để áp dụng hệ số điều chỉnh về địa hình (KĐH) tính theo bình quân cộng giữa chênh lệch thấp nhất và chênh lệch cao nhất so với mặt đường.
- Hệ số thuận lợi (KTL): Thửa đất (lô đất), khu đất có vị trí thuận lợi (có từ 02 mặt tiền trở lên) thì căn cứ vào vị trí của thửa đất (lô đất) để áp dụng hệ số thuận lợi sử dụng (KTL) theo bảng sau:
- Hệ số giáp ranh (KGR): Thửa đất (lô đất), khu đất ở khu vực giáp ranh giữa các đoạn đường có mức giá khác nhau thì diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất nằm trên đoạn đường có giá đất cao hơn được giữ nguyên mức giá, còn diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất giáp ranh thuộc đoạn đường có mức giá thấp hơn (trong phạm vi đến 100 mét tính từ điểm giáp ranh) phải điều chỉnh giá tăng lên theo Hệ số giáp ranh (KGR) tối đa không quá 1,2 lần nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giá đất ở đoạn đường có mức giá thấp sau khi điều chỉnh không được cao hơn giá đất ở đoạn đường có mức giá cao.
- Hệ số vị trí (KVT): Áp dụng để tính giá đất đối với diện tích của các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc Vị trí 2, 3, 4, được quy định như sau:
+ Vị trí 2: Áp dụng cho các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc đường hẻm, với các tiêu chuẩn sau:
Bề rộng hẻm trên 5m: Hệ số vị trí (KVT) áp dụng để xác định giá đất trong trường hợp hẻm rộng trên 5m không phân biệt Hẻm cấp A hay B:
Bề rộng hẻm từ 3 mét đến 5 mét:
- Vị trí 3: Áp dụng cho các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc đường hẻm, với các tiêu chuẩn sau:
+ Bề rộng hẻm từ 2 mét đến dưới 3 mét:
Bề rộng hẻm dưới 2 mét:
+ Vị trí 4: Áp dụng cho các thửa đất (lô đất), khu đất thuộc đường hẻm phải xây dựng bậc cấp để đi lại. Hệ số vị trí (KVT) áp dụng để xác định giá đất đối với các thửa đất (lô đất) trong trường hợp này được tính bằng 50% hệ số của các đường hẻm cấp B có bề rộng và cự ly tương ứng.
Xử lý các trường hợp cụ thể đối với đất ở tại đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Đối với trường hợp thửa đất (lô đất), khu đất tiếp giáp với nhiều đường, phố khác nhau (tức là có 2, 3, 4 mặt tiền) thì căn cứ vào vị trí thực tế của thửa đất (lô đất), khu đất đó để xác định giá theo đường, phố có giá đất cao nhất (đã bao gồm có cả các hệ số điều chỉnh tương ứng).
Trường hợp theo hiện trạng thực tế (bao gồm cả những trường hợp xác định trước và sau khi có quy hoạch) mà thửa đất (lô đất), khu đất đó không sử dụng được đường, phố có giá cao nhất thì xác định theo đường, phố có giá đất (đã bao gồm có cả các hệ số điều chỉnh tương ứng) theo thứ tự thấp hơn tiếp theo. Trường hợp đặc biệt (không xác định được theo nguyên tắc giá cao nhất) thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện điều tra, khảo sát, xây dựng phương án giá, gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất của tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Đối với thửa đất (lô đất), khu đất nằm ở vị trí thuộc đường hẻm thông với nhiều đường (hẻm của nhiều đường, phố) thì giá đất được xác định theo đường, phố mà theo đó cho kết quả giá đất của thửa đất (lô đất), khu đất là cao nhất (đã bao gồm có cả các hệ số điều chỉnh tương ứng). Trường hợp đặc biệt (không xác định được theo nguyên tắc giá cao nhất) thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện điều tra, khảo sát, xây dựng phương án giá, gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất của tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Xem Bảng giá đất ở tại đô thị chi tiết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?