Bản tự khai là gì? Tải về mẫu bản tự khai của ứng viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Bản tự khai là gì?
Bản tự khai là một loại văn bản mà người lập khai báo thông tin cá nhân, tình trạng, hoặc sự việc của mình một cách tự nguyện và chính xác. Thông thường, bản tự khai được sử dụng để cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, hoặc các bên liên quan trong một số tình huống cụ thể, ví dụ như đăng ký làm việc, xin học, tham gia bảo hiểm, hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý.
Nội dung thường có trong một bản tự khai:
- Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, số CMND/CCCD, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ, email, v.v.
- Tình trạng công việc, học tập, sức khỏe: Cung cấp thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe hoặc các thông tin liên quan đến công việc và học tập.
- Mục đích khai báo: Cung cấp lý do hoặc mục đích của việc khai báo thông tin (ví dụ: xin việc, đăng ký học, yêu cầu bảo hiểm, v.v.).
- Cam kết: Người khai thường phải cam kết thông tin khai báo là chính xác và chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của các thông tin cung cấp.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bản tự khai là gì? Tải về mẫu bản tự khai của ứng viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Tải về mẫu bản tự khai của ứng viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu bản tự khai của ứng viên, tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu bản tự khai của ứng viên sau đây:
TẢI VỀ Mẫu bản tự khai của ứng viên dành cho doanh nghiệp
Lưu ý:
(1) Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019, nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
- Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
(2) Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động được quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản (2).
(2) Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
(3) Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
(4) Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
(5) Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện như thế nào theo Thông tư 16?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào?
- Hợp đồng lao động trên 12 tháng có được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn không?
- Thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc tài sản công theo Nghị định 03/2025 như thế nào?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn chuyên trách trong tổ chức công đoàn mới nhất?