Ban trù bị được hiểu như thế nào? Trách nhiệm của Ban trù bị của ngân hàng thương mại cổ phần như thế nào?
Ban trù bị là gì?
Ban trù bị được giải thích tại khoản 18 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN thì ban trù bị là một nhóm người do các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn thành lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ lựa chọn, thay mặt các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn thành lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép.
Ban trù bị phải có tối thiểu 02 thành viên trong đó có 01 thành viên là Trưởng ban.
Ban trù bị được hiểu là như thế nào? Ban trù bị của ngân hàng thương mại cổ phần có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Ban trù bị bì của ngân hàng thương mại cổ phần có trách nhiệm như thế nào?
Ban trù bị của ngân hàng thương mại cổ phần có trách nhiệm theo quy định tại Điều 32 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
- Lập và gửi hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.
- Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị có trách nhiệm:
+ Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên, cuộc họp Thành viên góp vốn đầu tiên để thông qua các nội dung theo quy định tại khoản 12, 15 Điều 2 Thông tư này;
+ Thông báo cho các cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, ngân hàng mẹ gửi tiền vào tài khoản do Ban trù bị mở tại một ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Hướng dẫn cổ đông góp vốn thực hiện việc góp vốn và thẩm định hồ sơ của cổ đông góp vốn.
- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác nội dung hồ sơ đã nộp cho Ngân hàng Nhà nước.
- Thông báo cho các cổ đông góp vốn, thành viên sáng lập, ngân hàng mẹ biết lý do không được cấp Giấy phép trong trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
- Trình bày trước Hội đồng thẩm định về việc đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp Giấy phép theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
- Bảo vệ các nội dung tại Đề án thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước Hội đồng thẩm định.
Ban trù bị của ngân hàng thương mại cổ phần gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần bằng hình thức nào?
Ban trù bị của ngân hàng thương mại cổ phần gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần bằng hình thức theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2011/TT-NHNN như sau:
Trình tự và thủ tục cấp Giấy phép
1. Trình tự và thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
a) Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 13, 14, khoản 1, 2, 3 Điều 15, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 17 Thông tư này và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.
b) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 15, khoản 7 Điều 16, khoản 13 Điều 17 Thông tư này và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban trù bị của ngân hàng thương mại cổ phần gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần bằng hình thức là có thể gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?