Ban Tôn giáo Chính phủ có quyền thanh tra chuyên ngành tôn giáo về việc thực hiện quy định của pháp luật với các nội dung gì?
- Ban Tôn giáo Chính phủ có quyền thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật với các nội dung gì?
- Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ và Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ phối hợp thành lập Đoàn thanh tra liên ngành trong trường hợp nào?
Ban Tôn giáo Chính phủ có quyền thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật với các nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Nội dung thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Nội dung thanh tra chuyên ngành tôn giáo
Ban Tôn giáo Chính phủ và Thanh tra Sở Nội vụ có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật các nội dung sau:
1. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo, đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo.
2. Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Đăng ký hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác.
4. Thành lập, quản lý, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
5. Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo.
6. Thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành.
7. Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở.
8. Hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
9. Hoạt động xuất bản các xuất bản phẩm, ấn phẩm tôn giáo.
10. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện hoạt động tôn giáo.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao cho Ban Tôn giáo Chính phủ; Giám đốc Sở Nội vụ giao cho Thanh tra Sở Nội vụ.
Theo quy định trên, Ban Tôn giáo Chính phủ có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật các nội dung sau:
- Đăng ký sinh hoạt tôn giáo, đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo.
- Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Đăng ký hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác.
- Thành lập, quản lý, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
- Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo.
- Thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành.
- Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở.
- Hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Hoạt động xuất bản các xuất bản phẩm, ấn phẩm tôn giáo.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện hoạt động tôn giáo.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao cho Ban Tôn giáo Chính phủ; Giám đốc Sở Nội vụ giao cho Thanh tra Sở Nội vụ.
Thanh tra chuyên ngành tôn giáo (Hình từ Internet)
Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ và Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tôn giáo Chính phủ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ.
Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra khi được phê duyệt;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo;
- Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ giao;
- Theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
- Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Nội vụ về kết quả thanh tra chuyên ngành;
- Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng giao theo quy định của pháp luật.
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành tôn giáo. Đồng thời, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết định thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt;
- Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
- Đề nghị Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ và trưng tập công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành tôn giáo.
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ phối hợp thành lập Đoàn thanh tra liên ngành trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Công tác phối hợp thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Công tác phối hợp thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo
1. Khi cần thiết Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì, phối hợp với các vụ, đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành tôn giáo theo thẩm quyền.
2. Trường hợp nội dung thanh tra liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp về tôn giáo thì Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thành lập Đoàn thanh tra liên ngành.
Như vậy, trường hợp nội dung thanh tra liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp về tôn giáo thì Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thành lập Đoàn thanh tra liên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?