Ban tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng có quy định phải là đại diện của các tổ chức và cá nhân am hiểu về thể thao hay không?
Giải thi đấu thể thao quần chúng phải tuân theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL quy định về nguyên tắc tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng
1. Giải thi đấu thể thao quần chúng được tổ chức nhằm thu hút và động viên mọi người tham gia tập luyện, thi đấu thể thao lành mạnh vì sức khỏe và cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.
2. Tổ chức giải thi đấu thể thao phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, đề cao tinh thần thể thao cao thượng, trung thực.
3. Nghi thức tổ chức giải phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với quy mô giải, đảm bảo tiết kiệm.
4. Không tổ chức hoặc tham gia cá cược trái pháp luật.
5. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu chuyên môn của giải.
6. Đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong thời gian tổ chức giải.
7. Đảm bảo công bằng, chính xác trong chỉ đạo, điều hành thi đấu."
Theo đó, khi tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng phải tuân thủ theo nguyên tắc nêu trên.
Ban tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng
Ban tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng có cần phải là đại diện của các tổ chức, cá nhân am hiểu về thể thao không?
Việc thành lập ban tổ chức, xây dựng điều lệ giải thi đấu thể thao quần chúng được tiến hành theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL như sau:
- Thành lập ban tổ chức giải
+ Cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là tổ chức) đứng ra tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng quyết định thành lập ban tổ chức giải gồm thành viên là đại diện của các tổ chức và cá nhân am hiểu về thể thao.
+ Số lượng trưởng ban, phó trưởng ban, các ủy viên ban tổ chức tùy thuộc vào quy mô, tính chất của giải.
- Xây dựng nội dung điều lệ giải
+ Căn cứ xây dựng điều lệ giải:
++ Ý nghĩa, mục đích của việc tổ chức giải;
++ Luật thi đấu từng môn thể thao do Tổng cục Thể dục thể thao ban hành;
++ Trình độ chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức giải.
+ Nội dung chính của điều lệ giải:
++ Tên giải;
++ Mục đích, yêu cầu;
++ Thời gian, địa điểm tổ chức giải;
++ Đối tượng và điều kiện tham dự giải;
++ Nội dung, thể thức và cách tính thành tích thi đấu;
++ Áp dụng luật thi đấu;
++ Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại;
++ Quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký thi đấu;
++ Kinh phí;
++ Các quy định khác (nếu có);
++ Điều khoản thi hành.
Theo quy định nêu trên, ta thấy ban tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng được quy định bao gồm thành viên là đại diện của các tổ chức và cá nhân am hiểu về thể thao.
Giải thi đấu thể thao quần chúng được tiến hành khai mạc và bế mạc như thế nào?
Thủ tục khai mạc và bế mạc giải thi đấu thể thao quần chúng được quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL như sau:
- Đối với giải thi đấu thể thao quần chúng quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này:
+ Khai mạc và bế mạc giải được tổ chức trang trọng tại địa điểm tổ chức giải. Bên ngoài các địa điểm thi đấu và nơi tổ chức lễ khai mạc, bế mạc có thể treo khẩu hiệu có nội dung phù hợp với giải, có tên và logo của giải và đơn vị tổ chức (nếu có).
+ Trang trí khai mạc giải:
++ Quốc kỳ treo trên phông chính, cột cờ hoặc do người cầm. Đối với các giải quốc tế treo cờ các nước có vận động viên tham dự theo hướng dẫn của Sở Ngoại vụ địa phương nơi tổ chức giải;
++ Tên giải được trình bày trên phông chính;
++ Vị trí ngồi của đại biểu, khách mời căn cứ vào số lượng tham dự, ban tổ chức quyết định việc bố trí vị trí ngồi của đại biểu, khách mời;
++ Bục diễn giả có thể bố trí trên sân khấu, không đặt bục diễn giả che lấp tiêu đề trên phông hậu và ảnh, chân dung lãnh tụ (nếu có);
++ Khẩu hiệu được treo ở vị trí phù hợp với không gian địa điểm khai mạc. Nội dung khẩu hiệu do ban tổ chức quyết định.
+ Trình tự tổ chức khai mạc giải:
++ Diễu hành hoặc tập kết tại chỗ tuỳ theo quy mô và tính chất của giải;
++ Phần nghi lễ do ban tổ chức điều hành gồm có: chào cờ, hát Quốc ca; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; diễn văn khai mạc; tuyên thệ của vận động viên; tuyên thệ của trọng tài; trao cờ lưu niệm và hoa cho các đoàn (nếu có);
++ Phần hoạt động chào mừng tuỳ thuộc vào điều kiện của đơn vị tổ chức giải để thực hiện các hoạt động: đồng diễn thể dục, văn nghệ, biểu diễn về thể thao, võ thuật.
+ Bế mạc giải bao gồm công tác tổng kết, khen thưởng cho các đoàn, các vận động viên đảm bảo sự tôn vinh, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tính chất và quy mô giải.
- Đối với giải thi đấu thể thao quần chúng quy định tại Điều 8 Thông tư này:
Căn cứ vào điều kiện cụ thể để tổ chức khai mạc, bế mạc đảm bảo trang trọng, tiết kiệm trên cơ sở vận dụng các quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, giải thi đấu thể thao quần chúng được tổ chức, thực hiện dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắc luật định. Việc thành lập ban tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng phải đảm bảo các thành viên là đại diện của các tổ chức và cá nhân am hiểu về thể thao. Thủ tục khai mạc và bế mạc giải thi đấu thể thao quần chúng được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?