Bán thuốc lá có thành phần hàm lượng thấp hơn định mức thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?

Buôn bán thuốc lá giả có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Tôi đang bán lẻ thuốc lá, có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Vì thuốc lá giả có giá vốn rẻ hơn so với giá gốc nên tuần vừa qua tôi nhập một lô thuốc lá giả về để bán. Số thuốc tôi vừa nhập về có một thành phần chỉ đạt định lượng 30% so với mức ghi trên bao bì. Như vậy có được xem là hàng giả hay không? Tôi không biết việc này có bị xử phạt hay không? Hiện tại pháp luật Việt Nam có quy định gì về phòng chống buôn bán thuốc lá giả hay không?

Như thế nào được xem là thuốc lá giả?

Như thế nào được xem là thuốc lá giả?

Như thế nào được xem là thuốc lá giả?

Điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa được xem là hàng giả như sau:

“7. “Hàng giả” gồm:
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”

Trong trường hợp này, số thuốc lá bạn nhập về có một thành phần trong đó chỉ đạt định lượng 30% so với mức tiêu chuẩn được ghi trên bao bì sản phẩm thuốc lá thật bạn đã bán trước đó. Con số này thấp hơn so với quy định trên, do đó, số thuốc lá bạn vừa nhập về và đang bán được xem là thuốc lá giả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bán thuốc lá giả bị xử phạt như thế nào?

Khoản 1, 3, 4 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức xử lý đối với hành vi buôn bán hàng giả như sau;

“Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Bạn chưa nêu cụ thể giá trị thuốc lá giả đã bán ra tương đương với số lượng hàng thật là bao nhiêu nên chưa thể xác định được cụ thể mức phạt vi phạm của bạn. Bên cạnh đó, nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền nhận thấy trường hợp vi phạm của bạn cần áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc hình phạt bổ sung thì bạn cần thực hiện đúng theo quy định.

Đồng thời, khoản 1 Điều 32 Nghị định 67/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP có quy định: “Thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu đều bị tịch thu để tiêu hủy, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.

Bên cạnh đó, cần lưu ý quy định về mức phạt khác nhau đối với cá nhân và tổ chức theo quy định tại Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022:

“b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”

Theo đó, trường hợp bạn bán thuốc lá giả dưới danh nghĩa của tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền nêu trên.

Các biện pháp phòng, chống thuốc lá giả theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều 26 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định một số biện pháp phòng, chống thuốc lá giả như sau:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá giả.

- Tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá giả.

- Định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh thuốc lá giả.

- Tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.

- Việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá giả.

- Phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá giả.

Như vậy, hành vi bán thuốc lá có hàm lượng thành phần không đạt định mức quy định trên bao bì của bạn là vi phạm pháp luật về buôn bán hàng giả theo quy định hiện hành. Tùy vào giá trị thuốc lá giả tương đương với giá trị hàng thật mà bạn đã bán ra, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, xử phạt đúng theo quy định của pháp luật.


Thuốc lá Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc lá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc lá đang chế biến là gì? Truy xuất nguồn gốc thuốc lá trong quá trình sản xuất bằng phương pháp nào?
Pháp luật
Trong thuốc lá có phải chứa chất hắc ín gây ung thư hay không? Người chưa đủ 18 tuổi có được sử dụng thuốc lá hay không?
Pháp luật
Sẽ tăng thuế đối với sản phẩm thuốc lá? Xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá nhằm phòng, chống tác hại của thuốc lá như thế nào?
Pháp luật
Không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với thuốc lá được sản xuất để tiêu thụ tại Việt Nam thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thuốc lá điện tử là gì? Bán thuốc lá điện tử cho trẻ em có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Bao bì thuốc lá có bắt buộc phải in cảnh báo sức khỏe hay không? Nếu không có thì đối tượng nào sẽ bị phạt, mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Hút thuốc lá tại địa điểm cấm có vi phạm pháp luật hay không? Có nơi nào cấm hút thuốc lá nhưng vẫn hút được không?
Pháp luật
Bán thuốc lá có thành phần hàm lượng thấp hơn định mức thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện và hồ sơ cần có để đề nghị cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá là gì? Nếu vi phạm quy định về bán lẻ thuốc lá thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Học sinh có được phép hút thuốc là không? Học sinh hút thuốc lá trong trường sẽ chịu hình thức kỷ luật gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc lá
1,306 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc lá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc lá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào