Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuẩn bị tổ chức xét thăng hạng như thế nào?

Tôi có vài thắc mắc sau: Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuẩn bị tổ chức xét thăng hạng như thế nào? Trường hợp các thành viên không thống nhất khi thẩm định, chấm điểm hồ sơ của ứng viên thì xử lý như thế nào? Thư ký Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm gì trong việc tổng hợp và quyết định kết quả xét thăng hạng? Trên đây là câu hỏi của chị Hồng Anh từ Kiên Giang.

Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuẩn bị tổ chức xét thăng hạng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Chuẩn bị tổ chức xét thăng hạng:
a) Căn cứ quy định cụ thể của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, Chủ tịch Hội đồng phổ biến nội dung, hình thức xét thăng hạng; phân công nhiệm vụ từng thành viên tham gia Hội đồng.
b) Nội dung thẩm định, chấm điểm hồ sơ xét thăng hạng phải căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành và yêu cầu của chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng; phải bảo đảm tính chính xác, công bằng, khách quan, khoa học.
c) Trường hợp Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có kiểm tra, sát hạch thì trước ngày tổ chức kiểm tra, sát hạch ít nhất 5 ngày làm việc, Hội đồng gửi thông báo triệu tập viên chức dự kiểm tra sát hạch, trong đó thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra, sát hạch; nội dung, hình thức kiểm tra, sát hạch và các nội dung khác liên quan đến việc tổ chức kiểm tra, sát hạch.
d) Trước ngày tổ chức kiểm tra sát hạch ít nhất 01 ngày làm việc, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng niêm yết danh sách viên chức dự kiểm tra, sát hạch theo số báo danh; sơ đồ vị trí các phòng để thực hiện việc kiểm tra, sát hạch; nội quy tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tại địa điểm tổ chức kiểm tra, sát hạch.
đ) Trước ngày tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp ít nhất 01 ngày làm việc, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho việc xét thăng hạng, gồm:
Các mẫu biểu liên quan đến tổ chức xét thăng hạng; danh sách thí sinh để gọi vào phòng kiểm tra sát hạch; danh sách để thí sinh ký xác nhận sau khi dự kiểm tra sát hạch; mẫu biên bản giao, nhận đề kiểm tra, sát hạch; mẫu biên bản mở đề kiểm tra, sát hạch; mẫu biên bản bàn giao kết quả kiểm tra, sát hạch; mẫu biên bản xử lý vi phạm quy chế, nội quy xét thăng hạng; mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế, nội quy xét thăng hạng và các mẫu biên bản khác có liên quan đến việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng, Ban thẩm định hồ sơ, Ban kiểm tra, sát hạch và bộ phận phục vụ kỳ xét thăng hạng. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng, Trưởng ban kiểm tra, sát hạch in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác chỉ in chức danh.
....

Theo đó, công tác chuẩn bị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định cụ thể trên.

Viên chức

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Trường hợp các thành viên không thống nhất khi thẩm định, chấm điểm hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của ứng viên thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
...
2. Tổ chức thẩm định, chấm điểm hồ sơ:
a) Thành viên Ban thẩm định hồ sơ được phân công cùng tiến hành thẩm định, chấm điểm chung đối với từng hồ sơ và ghi điểm (điểm thành phần và tổng điểm) vào phiếu chấm điểm của mỗi hồ sơ đó, trong đó có điểm cộng thêm (nếu có) và cùng ký, ghi rõ họ tên vào phiếu chấm điểm. Việc thẩm định, chấm điểm hồ sơ thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định về nội dung, hình thức xét thăng hạng.
b) Khi thẩm định, chấm điểm hồ sơ, nếu các thành viên không thống nhất thì chuyển kết quả lên Trưởng ban kiểm tra, sát hạch để xem xét, quyết định.
c) Kết quả thẩm định, chấm điểm hồ sơ của từng ứng viên phải được tổng hợp vào bảng tổng hợp kết quả chung có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định, chấm điểm hồ sơ và Trưởng ban Thẩm định hồ sơ.
d) Trưởng ban Thẩm định hồ sơ tổng hợp, niêm phong và bàn giao cho Thư ký Hội đồng.
....

Theo đó, khi thẩm định, chấm điểm hồ sơ, nếu các thành viên không thống nhất thì chuyển kết quả lên Trưởng ban kiểm tra, sát hạch để xem xét, quyết định.

Kết quả thẩm định, chấm điểm hồ sơ của từng ứng viên phải được tổng hợp vào bảng tổng hợp kết quả chung có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định, chấm điểm hồ sơ và Trưởng ban Thẩm định hồ sơ.

Trưởng ban Thẩm định hồ sơ tổng hợp, niêm phong và bàn giao cho Thư ký Hội đồng.

Thư ký Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm gì trong việc tổng hợp và quyết định kết quả xét thăng hạng?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
...
4. Tổng hợp, quyết định kết quả xét thăng hạng:
a) Thư ký Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét thăng hạng của các ứng viên để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng.
b) Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng tổ chức họp để xem xét kết quả xét thăng hạng của các ứng viên; các thành viên của Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ về kết quả xét thăng hạng của các ứng viên.
c) Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xem xét, quyết định công nhận kết quả xét thăng hạng.
5. Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

Theo đó, thư ký Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét thăng hạng của các ứng viên để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng.

- Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng tổ chức họp để xem xét kết quả xét thăng hạng của các ứng viên. Đồng thời, các thành viên của Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ về kết quả xét thăng hạng của các ứng viên.

- Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xem xét, quyết định công nhận kết quả xét thăng hạng.

Chức danh nghề nghiệp viên chức Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chức danh nghề nghiệp viên chức
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 mới năm 2024? Tải file mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 ở đâu?
Pháp luật
Để được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cần đáp ứng những điều kiện, yêu cầu gì năm 2024?
Pháp luật
Các chứng chỉ yêu cầu cần phải có để xét thăng hạng đối với giáo viên sau khi bỏ thi thăng hạng giáo viên?
Pháp luật
Khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính cần thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên từ đủ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Mẫu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất? Những phần thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như thế nào?
Pháp luật
Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Nhiệm vụ của đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp?
Pháp luật
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại ở mức nào?
Pháp luật
Muốn thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV lên đạo diễn nghệ thuật hạng III phải đảm bảo các tiêu chí nào?
Pháp luật
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được xác định thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chức danh nghề nghiệp viên chức
1,480 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chức danh nghề nghiệp viên chức Thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào